Đa dạng hóa các hình thức THBD bằng chương trình thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 80 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động thực hành biểudiễn của sinh viên Nghệ

3.2.5. Đa dạng hóa các hình thức THBD bằng chương trình thử nghiệm

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Chương trình thử nghiệm là các hoạt động thực hành nghệ thuật mang tính khoa học. Đối với các chương trình thử nghiệm, SV phát triển tư duy sáng tạo, phát triển những kỹ năng, kỹ xảo trong việc tự xây dựng kế hoạch và tổ chức 1 chương trình nghệ thuật.

Mục tiêu tổ chức các chương trình thử nghiệm:

- Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghệ thuật, góp phần phát hiện và bồi dưỡng những SV giỏi và năng lực hoạt động nghệ thuật tốt.

- Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên.

- Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội (theo “quy định về hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học) [4]. 3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Chương trình thử nghiệm có thể chia thành 2 loại: chương trình thử nghiệm theo chun mơn đào tạo và chương trình thử nghiệm phối kết hợp.

Chương trình thử nghiệm theo chuyên môn đào tạo là những chương trình thử nghiệm mang tính khoa học, chun biệt từng chuyên ngành đào tạo, những chương trình về chuyên ngành Thanh nhạc, các chương trình thực nghiệm của chuyên ngành Múa, chương trình thực nghiệm của chuyên ngành Nhạc cụ. Đối với chương trình thực nghiệm chun ngành Nhạc cụ có thể chia thành hai loại: Chương trình thực nghiệm chuyên ngành nhạc cụ Truyền thống, chương trình thực nghiệm chuyên ngành Nhạc cụ Hiện đại.

Chương trình thực nghiệm phối kết hợp là những chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tính khoa học, có sự phối kết hợp giữa các chuyên ngành đào tạo với nhau. Những chương trình thực nghiệm loại hình này thường phong phú, đa dạng hơn về dàn dựng chương trình và xây dựng các tiết mục.

- Cách thức thực hiện cụ thể như sau:

+ Định hướng SV lập kế hoạch và triển khai kế hoạch

Sinh viên đóng vai trị chủ đạo, dựa trên những kiến thức lý luận và hiểu biết của mình tự lập kế hoạch tổ chức chương trình thử nghiệm: xác định mục tiêu, nhân lực, thời gian thực hiện; phác thảo kế hoạch; chính xác hóa kế hoạch tổ chức: Xây dựng nội dung chi tiết chương trình thử nghiệm (chủ đề của chương trình, số lượng tiết mục, số lượng người tham gia, cơ sở vật chất và dự trù kinh phí), tổ chức luyện tâp và biểu diễn. Ở hoạt động này, SV là người đóng vai trị chủ đạo dưới sự hướng dẫn của GV về chuyên mơn.

+ Tổ chức nghiệm thu chương trình thử nghiệm:

Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả của chương trình thử nghiệm. Có nhận xét, đánh giá của hội đồng chuyên môn. Nghiệm thu các chương trình xuất sắc, đăng ký làm đề tài khoa học.

Đó là những cách hiệu quả nhằm định hướng, góp phần hình thành lịng say mê, hứng thú trong sinh viên. Từ các hoạt động trên, người giảng viên sẽ

phát hiện những sinh viên tâm huyết, có lịng ham thích, sự sáng tạo cũng như khả năng nghiên cứu khoa học để bồi dưỡng, tạo điều kiện để các em hiện thực hóa ý tưởng của

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học về vấn đề thực hành biểu diễn là sân khấu, âm thanh, ánh sáng, loa máy, sàn tập luyện cùng với nguồn kinh phí. Đây là những điều kiện khơng thể thiếu cho hoạt động nghiên cứu các chương trình thử nghiệm, rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường.

Các giải pháp cơ bản tăng cường thiết bị đó là: Về phía nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng phải quan tâm tới vấn đề này tức là thường xuyên bảo dưỡng, bổ sung, sửa chữa và mua sắm kịp thời các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

- Về nguồn tài chính:

Ban hành các quy chế, chính sách về hỗ trợ SV thực hiện các chương trình thử nghiệm. Đối với các chương trình thử nghiệm thành cơng, cần có chính sách khen thưởng đối với cá nhân, tập thể tham gia hoạt động.

- Về thời gian:

Các chương trình thử nghiệm khi chủ động về thời gian tổ chức sẽ không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của nhà trường. Tổ chức các chương trình thử nghiệm là hoạt động không được dành thời gian trong phân phối chương trình đào tạo, chính vì vậy khi muốn tiến hành phải kết hợp với các hoạt động khác như hoạt động tập thể, sinh hoạt chuyên môn hoặc phải tận dụng quỹ thời gian dư giả trong năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 80 - 82)