Thực trạng nội dung quản lý các HĐTHBD của SV nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 56 - 59)

TT Nội dung quản lý các HĐ THBD của sinh viên nghệ thuật

Đối tƣợng

đánh giá Điểm TB Thứ bậc CBQL GV

1

Xây dựng kế hoạch tổ chức THBD (xác định mục tiêu kế hoạch, xây dựng kế hoạch về nhân lực, thời gian..)

2.5 2.63 2.57 1

2

Xây dựng nội dung THBD (số lượng tiết mục, nội dung tiết mục, số lượng người tham gia, cơ sở vật chất, phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng cụ thể…)

2.5 2.53 2.51 2

3 Lựa chọn thành viên tham gia THBD 2.4 2.4 2.4 4

4 Tổ chức luyện tập 2,3 2,4 2,35 6

5 Tổ chức biểu diễn 2.46 2.46 2.46 3

6 Đánh giá, rút kinh nghiệm 2,3 2,47 2,38 5

Trung bình chung 2.45

Như vậy, có thể nhận thấy điểm trung bình chung mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn

của sinh viên nghệ thuật là chưa cao (2.45). Điều này cho biết thực trạng thực hiện công tác tổ chức và quản lý các hoạt động THBD mới chỉ dừng lại ở mức khá (2.5 > 2.45 > 2).

Các CBQL và GV đánh giá cao việc xây dựng kế hoạch tổ chức (Điểm TB 2,57; xếp thứ 1). Tuy nhiên vấn tổ chức luyện tập là nội dung có đánh giá thấp nhất từ phía CBQL cũng như đội ngũ GV (Điểm TB = 2,35; xếp thứ 6).

Tìm hiểu kỹ vấn đề này chúng tơi trao đổi trực tiếp cùng 13 CBQL khoa Nghệ thuật, 03 CBQL Trung tâm Thực hành Nghệ Thuật và 33 cán bộ GV khoa Nghệ thuật và thu được thông tin như sau: Cơ chế quản lý con người trong một tổ chức, một cơ quan hoặc một trường học là một trong những chức năng cơ bản của quản lý vì con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Như đã trình bày ở phần trước, đa số SV nghệ thuật nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động THBD đối với việc học tập chuyên ngành của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số nhận thức chưa đúng về hoạt động THBD của SV, vì vậy một bộ phận thành phần còn tham gia với tinh thần không tự nguyện, chống đối. Ở môi trường đào tạo nghệ thuật là nơi các em được thể hiện bản thân, những khả năng bẩm sinh qua luyện tập của mình một cách xuất sắc, một số cá nhân đã đạt được những thành tích cao trong các cuộc thi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Điều này đem lại những thành tích đáng tự hào cho bản thân sinh viên cũng như nhà trường. Cùng với những thành tích đó, một số cá nhân đã tự cho mình là "ngơi sao", cho phép mình "được" tự ý đi muộn, không chấp hành đúng quy định về thời gian của các buổi hợp luyện cũng như biểu diễn. Đây là vấn đề các CBQL cũng như các cán bộ Gv cần hết sức lưu tâm.

Bên cạnh đó, vẫn có những SV và một số cán bộ GV có tình trạng đi muộn, khơng chấp hành đúng quy định về thời gian. Tìm hiểu nguyên nhân của việc này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các CBQL và cán bộ GV. Và thu được thơng tin: Đối với các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị là các chương trình cần sự tập luyện ngồi chương trình đào tạo, một số giờ hợp

luyện sắp xếp thời gian chưa hợp lý, bị trùng với giờ GV và SV lên lớp. Bên cạnh đó, đa số các chương trình báo giờ hợp luyện thường báo sớm nửa tiếng so với "thời gian thực" tập luyện, dẫn đến tình trạng GV và SV đến chờ đợi khá lâu, vì vậy lâu dần mỗi cá nhân "tự" cho phép mình đi muộn sát giờ "thực" hợp luyện hay biểu diễn. Dẫn đến tình trạng người đến rải rác, một số chương trình cũng vì thế mà đạt hiệu quả khơng cao.

Đây cũng là vấn đề mà các nhà QL cần quan tâm để có những biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp.

2.3.2.2. Thực trạng quản lý các hình thức hoạt động THBD

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các hoạt động thực hành biểu diễn đối với sinh viên nghệ thuật, ngoài giờ học kỹ thuật biểu diễn chuyên ngành trên lớp, trường Đại học Hạ Long nói chung và khoa Nghệ thuật nói riêng đã tạo ra những cơ hội cho các em được ứng dụng những lý thuyết được học vào thực tiễn công việc, như: tổ chức các buổi biểu diễn báo cáo định kì, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ; tạo điều kiện cho các học sinh - sinh viên được tham gia các chương trình nghệ thuật của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch như: Giọng hát hay trên sóng truyền hình Quảng Ninh, Sao mai, Sao mai điểm hẹn, hội thi Tiếng hát truyền hình, hội thi Tiếng hát học sinh - sinh viên toàn quốc… Đây vừa là những cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi, cọ xát, vừa là thách thức đối với mỗi bản thân học sinh, giúp các em có mục tiêu cố gắng, trau dồi bản thân để có thể đạt kết quả tốt.

Qua điều tra sơ bộ bằng các cuộc phỏng vấn, tra cứu thông tin, chúng tôi nhận thấy các CBQL và đội ngũ GV đã sử dụng một số hình thức tổ chức và quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật như: tổ chức các giờ kiểm tra thực hành biểu diễn theo định kì, tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ, tổ chức các cuộc thi năng khiếu trong phạm vi trường học, tham gia các buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ chính trị... Các hình thức này được tổ chức thực hiện với mức độ và hiệu quả khác nhau.

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên cả ba đối tượng CBQL, GV và SV qua câu hỏi số 8, phụ lục 1,2 và câu hỏi số 4, phụ lục 3, thu được các phiếu trả lời và xử lý số liệu với các hệ số như sau: Tốt = 3 điểm; Khá = 2 điểm; TB = 1 điểm. Kết quả cụ thể chúng tôi thu được như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý các hình thức hoạt động THBD TT Các hình thức HĐ THBD Đối tƣợng đánh giá Điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 56 - 59)