Phương pháp quản lý các hoạt động THBD của sinh viên nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Phương pháp quản lý các hoạt động THBD của sinh viên nghệ thuật

Hoạt động THBD là hoạt động có tính khoa học và rất cụ thể, bản chất của nó là hoạt động tổ chức giáo dục con người. Vì vậy quản lý các hoạt động THBD chỉ thực sự có hiệu quả khi người làm công tác QL phải biết sử dụng những phương pháp QL thích hợp. Tính hiệu quả của QL phụ thuộc một phần vào việc lựa chọn đúng đắn và linh hoạt các biện pháp QL.

1.4.3.1. Phương pháp Tâm lý - Giáo dục

Các nhà QL phải làm tốt công tác tư tưởng, động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác, thuyết phục các đối tượng tham gia các hoạt động THBD (giảng viên và sinh viên) để họ có nhận thức đúng đắn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động THBD để từ đó thực hiện có hiệu quả công việc đã đề ra.

Làm tốt công tác tư tưởng đối với các CBQL cấp dưới và các giảng viên để họ nhận thức đúng và đủ về vai trò của các hoạt động THBD, nhiệm vụ cần làm, nhận biết được đầy đủ mục tiêu quản lý để từ đó có cách thức thực hiện phù hợp và có hiệu quả.

Làm tốt công tác tư tưởng đối với sinh viên để sinh viên hiểu rõ được vai trò của các hoạt động THBD đối với việc rèn luyện và học tập chuyên

ngành, từ đó có động cơ, thái độ học tập tích cực, đúng đắn, có ý thức tốt khi tham gia các hoạt động THBD, thông qua đó giúp nhà QL hoàn thành chức năng nhiệm vụ.

Các phương pháp tâm lý - giáo dục là sự tác động đến đối tượng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm. Các yếu tố tạo động cơ thúc đẩy con người làm việc hàm chứa các yếu tố: sự thành đạt, sự công nhận, khả năng thăng chức, sự thách thức, tinh thần trách nhiệm và khả năng phát triển. Người quản lý nếu biết xây dựng, phát triển những động cơ này ở các thành viên của tổ chức của mình sẽ tạo lập sự say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.3.2. Phương pháp tổ chức - hành chính

Nhà trường cần xây dựng hệ thống các văn bản quy định về việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động THBD, quy chế tham gia các hoạt động THBD, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia hoạt động.

Phương pháp tổ chức - hành chính tạo ra sự thống nhất trong nhà trường về thực hiện nội dung, chương trình THBD, xác lập trật tự kỷ cương trong tổ chức quản lý, giúp giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý các hoạt động THBD một cách hiệu quả.

1.4.3.3. Phương pháp kinh tế

Đây là phương pháp nhà QL lấy lợi ích kinh tế tạo động lực thúc đẩy các đối tượng tham gia hoạt động THBD hoạt động một cách tích cực, chủ động làm việc có hiệu quả, khuyến khích việc hoàn thành nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế. Phương pháp này là một sự cổ vũ về tinh thần, là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động, phẩm chất và năng lực của mỗi người.

Để thực hiện có hiệu quả phương pháp này trong quản lý các hoạt động THBD đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng được cơ chế chính sách trong nhà

trường, quy chế thi đua khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các hoạt động THBD cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia…

Các phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành động. Các lợi ích được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Người quản lý thực hiện các chức năng quản lý thông qua điều phối hợp lý quan hệ giữa lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, lợi ích giữa các cá nhân với nhau để tạo động lực cho mỗi cá nhân hoạt động chuyên tâm, mang lại hiệu quả cho hoạt động THBD.

Phương pháp này kích thích mạnh con người tham gia vào vào hoạt động. Tạo động lực cho giảng viên tích cực tổ chức hoạt động và kích thích sinh viên tích cực tham gia hoạt động.

Tuy nhiên, nếu nhà quản lý thực hiện phương pháp này không khéo sẽ dẫn đến tình trạng không có lợi không làm.

Thực tế công tác quản lý khẳng định không có phương pháp quản lý nào là vạn năng. Chính vì vậy để đạt hiệu quả cao trong quản lý, nhà QL cần sử dụng phối hợp các phương pháp nêu trên, tạo ra sự đồng thuận cao trong nhà trường. Nhờ đó chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 35 - 37)