Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động THBD cho GV nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động thực hành biểudiễn của sinh viên Nghệ

3.2.2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động THBD cho GV nghệ thuật

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao trình độ lý luận, chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ GV để họ có những chủ trương, phương thức hoạt động đúng đắn trong công tác tổ chức các hoạt động THBD cho sinh viên.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ GV về tổ chức các hoạt động THBD, ý thức được tầm quan trọng của hoạt động THBD trong giáo dục nghệ thuật, một mặt nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, một mặt cập nhật và bổ sung thêm những kiến thức mới, kỹ năng mới phù hợp với yêu cầu của xã hội, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động THBD.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Các năng lực cần bồi dưỡng cho GV:

+ Năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động THBD

Năng lực xác định mục tiêu của hoạt động, phác thảo kế hoạch, chính xác hóa kế hoạch tổ chức bao gồm xác định thời gian tổ chức hoạt động, số lượng tiết mục, khung chương trình, xây dựng nội dung chương trình, số lượng người tham gia, cơ sở vật chất, kinh phí cần cho tổ chức hoạt động, dự trù kinh phí; xây dựng kế hoạch phụ trợ, thông qua kế hoạch với các cấp có thẩm quyền, ban hành kế hoạch.

+ Năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động THBD

Lựa chọn nhân lực phù hợp với từng tiết mục, phân công nhiệm vụ với từng đối tượng cụ thể, tổ chức tập luyện từng tiết mục, hợp luyện tồn bộ chương trình, tổ chức biểu diễn.

+ Năng lực chỉ đạo giám sát hoạt động THBD

Giám sát việc thực hiện kế hoạch vào nội dung thực tiễn, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

+ Năng lực đánh giá kết quả hoạt động THBD

Xác định tiêu chí đánh giá và đánh giá theo đúng tiêu chí, tránh trường hợp đánh giá theo tình cảm chủ quan.

- Cách thực hiện cụ thể như sau:

+ Bước 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng các chuyên đề về chuyên môn, công tác tổ chức các hoạt động THBD Đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ, tìm những điểm mạnh, những điểm yếu và những điểm cần thiết phục vụ cho nghiệp vụ công tác tổ chức.

Tập hợp kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng. Xác định nội dung trọng tâm, những vấn đề cần tập trung ưu tiên bồi dưỡng. Phương pháp, cách thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tài liệu tập huấn, dự kiến thời gian, địa điểm, đối tượng tập huấn, bồi dưỡng.

Phân công cán bộ chịu trách nhiệm tập huấn, bồi dưỡng. Mời các cán bộ có chun mơn ngồi nhà trường đến bồi dưỡng về nghiệp vụ nếu cần thiết. Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; Dự trù kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV về năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động THBD, quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, GV làm công tổ chức các hoạt động THBD học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng làm cơng tác. Tích cực phối hợp với các cơ quan, trường bạn để tạo điều kiện được tham quan học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Bước 2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng theo kế hoạch

Phát tài liệu, giao cho các nhóm nghiên cứu, chuẩn bị nội dung thảo luận GV tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận.

Giao việc cho tổ trưởng chuyên môn, CBQL phụ trách hoạt động theo dõi việc áp dụng của GV vào thực tiễn công tác tổ chức các hoạt động THBD và hỗ trợ GV xử lý tính huống sư phạm khó, mới phát sinh.

CBQL khuyến khích, động viên các GV tích cực tham gia bồi dưỡng.

+ Bước 3. Kiểm tra, giám sát việc áp dụng nội dung bồi dưỡng công tác tổ chức các hoạt động THBD và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tập huấn.

Tổ trưởng chuyên môn, CBQL phụ trách hoạt động giáo dục trực tiếp giám sát việc thực hiện công tác tổ chức các hoạt động THBD và việc áp dụng nội dung bồi dưỡng vào thực tế tổ chức các hoạt động THBD cho SV.

CBQL kiểm tra thường xuyên GV về công tác tổ chức các hoạt động thực hành biểu diễn, điều chỉnh kế hoạch nếu thấy cần thiết.

+ Bước 4. Kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng.

GV tự đánh giá kết quả bồi dưỡng về công tác tổ chức các hoạt động THBD và việc áp dụng vào thực tế của mình.

CBQL kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng về công tác tổ chức các hoạt động THBD. Tìm ra những thuận lợi, khó khăn, những mặt đã làm được, những mặt chưa hợp lý, rút kinh nghiệm cho những đợt bồi dưỡng sau.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Chuẩn bị tài liệu gồm các văn bản có nội dung quy định về tổ chức các hoạt động THBD, tài liệu do Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL, Sở GD&ĐT, Sở VHTT&DL cung cấp, tài liệu sưu tầm, tự biên soạn trên các nguồn tài liệu tin cậy, biên soạn các nội dung, chủ đề phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Giảng viên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường hoặc GV cốt cán đã được tham gia tập huấn; những GV có năng lực, có kỹ năng và kinh nghiệm

chủ nhiệm tốt, các chuyên gia từ các đơn vị ngồi nhà trường có năng lực và chuyên môn trong dàn dựng và tổ chức các hoạt động THBD.

Học viên là các GV nhận thức và xác định rõ về việc học tập bồi dưỡng và nhu cầu học tập nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng quản lý tập thể, kỹ năng tổ chức các hoạt động THBD để có tinh thần, thái độ học tập nhiệt tình, hiệu quả.

Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất tốt để tổ chức tốt: máy chiếu, máy tính có kết nối mạng, các điều kiện khác như phịng học, kinh phí, thời gian…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 73 - 76)