Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động THBD của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động THBD của sinh viên

nghệ thuật

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu: Đội ngũ giáo viên, công nhân viên; Cơ sở vật chất, thiết bị trường học; Trình độ được giáo dục của học sinh và Tổ chức quản lý trường học.

Hoạt động THBD của sinh viên nghệ thuật là một hoạt động giáo dục trong giáo dục nghệ thuật chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố sau đây:

Để chất lượng giáo dục nhà trường đạt kết quả tốt, mọi hoạt động trong nhà trường đều phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo song cũng cần phải chú ý đến tâm sinh lý của học sinh sinh viên, đặc điểm lứa tuổi để đưa ra những yêu cầu và nội dung phù hợp với khả năng tiếp thu của các em. Bên cạnh những nguyên tắc, quy định bắt buộc, giáo dục nghệ thuật phải dựa trên những yếu tố tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh và đặc thù môn học.

Giáo dục nghệ thuật không quy định lứa tuổi cụ thể. Đối với những hệ sơ cấp, trung cấp năng khiếu có thể tuyển các em nhỏ ở lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên. Vì vậy các hoạt động thực hành biểu diễn cũng cần phải chú ý phù hợp với lứa tuổi của từng đối tượng khả năng của người học; tránh những yêu cầu, đòi hỏi quá cao hay không phù hợp với khả năng của từng đối tượng (ví dụ một người chuyên theo dòng nhạc dân gian bắt buộc trình bày một tác phẩm thể loại nhạc thính phòng hay nhạc nhẹ, người học ở lứa tuổi nhỏ bắt buộc phải thực hiện các kĩ thuật khó dành cho người lớn…), khi không đạt được mục tiêu sẽ gây thất vọng, lo lắng cho cả người dạy và người học.

Khác với các môn học khác, giáo dục nghệ thuật không mang tính chất gò ép, khô cứng. Người học khi tham gia vào quá trình giáo dục nghệ thuật với hứng thú học tập, tự giác sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo và thúc đẩy khả năng cảm thụ âm nhạc vốn có được phát triển hoàn thiện. Việc quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của người học trong khuôn khổ nhà trường cũng có những điểm khác biệt. Đối với những buổi thực hành biểu diễn yêu cầu người học chuẩn chỉnh trong tác phong làm việc (thực hiện theo quy định chung về giờ giấc, ăn mặc, nói năng và lắng nghe sự chỉ đạo của người quản lý), tuy nhiên không nhất thiết ép buộc các em phải đứng im, ngay ngắn, chăm chú, nghiêm nghị, như vậy sẽ tạo áp lực, tâm lý căng thẳng cho người học khiến cho hoạt động biểu diễn không đạt kết quả tốt. Tham gia các hoạt động thực hành biểu diễn có thể là “học mà chơi, chơi mà học”, khi tâm lý người biểu diễn thoải mái, khả năng tự tin trước đám đông và khả năng trình diễn tác phẩm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đối với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, người học ở trên lớp đa phần bị ràng buộc bởi những kỷ luật, nội quy chặt chẽ của nhà

trường, còn trong giờ thực hành biểu diễn, các em được khích lệ, được thể hiện mình trước công chúng, được phát huy khả năng, sở trường của bản thân.

1.4.4.2. Cơ sở vật chất

Quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố đó là: mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh và phương tiện (cơ sở vật chất-kỹ thuật). Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện quá trình giáo dục và dạy học

Cơ sở vật chất thiết bị trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong nhà trường; là những đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường. Đối với hoạt động THBD của sinh viên nghệ thuật, cơ sở vật chất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động THBD đó.

Hoạt động THBD là hoạt động trình diễn các tiết mục nghệ thuật gắn liền với sân khấu, vì vậy yêu cầu đảm bảo chất lượng của sàn sân khấu, hệ thống âm thanh, ánh sáng... là các yếu tố rất cần thiết để tiến hành một hoạt động biểu diễn nghệ thuật bất kỳ. Bên cạnh đó, yếu tố đạo cụ, phục trang cũng là thành tố quan trọng không thể thiếu. Để tiến hành tổ chức một hoạt động biểu diễn, cần tổ chức luyện tập, vì vậy hệ thống phòng tập với đầy đủ các thiết bị phục vụ cho hoạt động thực hành biểu diễn như sàn tập, gương, đàn piano, gióng múa, phòng thay trang phục, hệ thống âm thanh (đầu đĩa, loa máy,...) là không thể thiếu đối với các hoạt động THBD.

Hệ thống các cơ sở vật chất đảm bảo đủ yêu cầu sẽ giúp cho hoạt động luyện tập diễn ra có hiệu quả, chất lượng các hoạt động thực hành biểu diễn tốt, nâng cao hiệu quả giáo dục.

1.4.4.3. Năng lực quản lý, tổ chức của CBQL

Hoạt động thực hành biểu diễn nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung chịu sự ảnh hưởng nhiều của các đổi thay trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, chính sự thay đổi từng ngày ấy của xã hội kéo theo yêu cầu của xã

hội đối với ngành giáo dục cũng có nhiều biến chuyển; đòi hỏi việc thay đổi cả về nhận thức của con người và cách thức quản lý trong giáo dục.

Người hiệu trưởng phải là người tìm kiếm và tạo ra sự thích ứng đối với sự thay đổi, phải có sự giác ngộ sâu sắc về chính trị, về đường lối giáo dục XHCN; có những chủ trương chính sách, đường lối giáo dục phù hợp với nhu cầu của xã hội. Hiệu trưởng cần phát huy quyền lãnh đạo của mình trong quá trình đưa những yếu tố mới vào công việc giảng dạy.

Hoạt động thực hành biểu diễn nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung chịu sự ảnh hưởng nhiều của các đổi thay trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, chính sự thay đổi từng ngày ấy của xã hội kéo theo yêu cầu của xã hội đối với ngành giáo dục cũng có nhiều biến chuyển; đòi hỏi việc thay đổi cả về nhận thức của con người và cách thức quản lý trong giáo dục. Người hiệu trưởng chính là người đề ra các văn bản quy chế, quy định, chính sách của nhà trường về THBD; tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách, đường lối thông qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp; điển hình là phê duyệt mọi khâu trong quản lý khi có kế hoạch, mạnh dạn đầu tư thiết bị dạy học và phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Đối với hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật, người hiệu trưởng nắm mục tiêu thông qua trưởng khoa chuyên môn, tổ trưởng bộ môn và các giáo viên bộ môn. Mục tiêu của hoạt động thực hành biểu diễn nghệ thuật đặt ra dựa vào kết quả của năm học trước, chương trình đào tạo, thực tế đội ngũ giảng viên và sinh viên.

1.4.4.4. Năng lực và thái độ của GV đối với công tác giảng dạy

Với quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”, Vai trò người thầy của giảng viên khi đứng trên bục giảng được nói đến như “nhân vật trung tâm của quá trình dạy học” , bởi quá trình dạy học cũng giống như một tác phẩm điện ảnh, được xây dựng bởi những nhân tố như: nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên... Trong đó, giảng viên kiêm rất nhiều nhiệm vụ, vừa là nhà biên kịch, vừa là đạo diễn, và là diễn viên thể hiện tốt vai trò nhân vật trung tâm mà mình phải

đảm nhiệm để hướng đến một mục đích duy nhất, đó chính là Sinh viên. Thực tế dạy học đại học hiện nay yêu cầu rất cao về trình độ của giảng viên, đó là người dạy phải biết tổ chức dạy học, biết dạy cho học trò cách nghiên cứu, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu của mình. Một nhà trường tiên tiến bao giờ cũng có một đội ngũ nhà giáo giỏi, uy tín về mọi mặt. Thực tế dạy học cho thấy, dù sinh viên có xuất sắc về khả năng học tập, nghiên cứu đến đâu, các em đều rất cần đến những giảng viên giỏi, tâm huyết, có uy tín và năng lực chuyên môn.

Đối với hoạt động thực hành biểu diễn, để học sinh viên có thể lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và cách thể hiện, trình diễn một tác phẩm nghệ thuật, bản lĩnh trình diễn trước đám đông ngoài việc tự rèn luyện cần rất nhiều đến sự hướng dẫn của người giảng viên. Người giảng viên đóng vai trò là người truyền thụ chi thức, hướng dẫn các em tập luyện và rèn luyện kỹ năng, giúp các em lĩnh hội và phát huy được năng lực của bản thân.

Bên cạnh đó, phẩm chất, đạo đức nhà giáo và thái độ của giảng viên đối với công việc quyết định chất lượng dạy học, tạo uy tín cho môi trường giáo dục đại học. Hiện nay, đạo đức nhà giáo đã có văn bản quy định và đã đưa vào thành luật để có hiệu lực cho việc thực hiện. Giảng viên cần xây dựng và nâng cao cho mình bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống tác phong, lương tâm nghề nghiệp nhà giáo để mỗi giảng viên xứng đáng là một nhân cách lớn. Giảng viên có năng lực chuyên môn tốt, nhưng lại không có trách nhiệm và hứng thú trong công tác giảng dạy sẽ khiến cho việc truyền đạt tri thức không tốt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật, có thể thấy rằng, trong xã hội ngày nay, đối với ngành giáo dục nghệ thuật, hoạt động thực hành biểu diễn là một hoạt động vô cùng cần thiết trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn là một bộ phận trong công tác quản lý giáo dục nghệ thuật góp phần làm cho quá trình giáo dục trở nên hoàn thiện. Để làm tốt công tác này đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm vững cơ sở lý luận về hoạt động thực hành biểu diễn và quản lý các hoạt động THBD về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động THBD, dựa vào thực để lập ra kế hoạch chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết đối với từng chương trình, từng nội dung.

Quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật được thực hiện với nội dung, quy trình xác định và được tiến hành dưới các nguyên tắc, các biện pháp quản lý, dựa trên các quy định pháp luật của chính phủ về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BIỂU DIỄN CỦA SINH VIÊN NGHỆ THUẬT TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về đối tượng khảo sát

2.1.1.1. Khái quát về Tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Bộ; là một tỉnh có vị trí địa lý chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng; cầu nối ASEAN - Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore…

Tỉnh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới; quần thể vịnh Bái Tử Long với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt lập với đất liền có cảnh quan đặc sắc, đa dạng,… thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.

Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Nằm ở vùng vị trí có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, xã hội, là điểm du lịch thu hút chính vì vậy văn hóa, giáo dục là vấn đề được Đảng, nhà nước, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng như người dân địa phương rất quan tâm chú trọng. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho nền giáo dục phát triển.

2.1.1.2. Khái quát về trường Đại học Hạ Long

(i) Quy mô trường đại học Hạ Long

Trường Đại học Hạ Long được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ- TTG ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường ĐH

Hạ Long trên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du Lịch Hạ Long. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, Trường Đại học Hạ Long xác định rõ sứ mạng của nhà trường, đó là

“cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dục và xã hội nhân văn; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ; là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực trình độ Đại học, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước” [22].

Với sứ mạng đó, nhà trường đang từng bước phấn đấu, hoàn thiện và phát triển quy mô và loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia chất lượng theo danh mục các ngành đào tạo, loại hình đào tạo ở các cấp độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Tầm nhìn đến năm 2025 là “Ổn định mô hình đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ năng động, có uy tín trong nước”.

Hiện nay, nhà trường có cơ cấu tổ chức như sau: Ban giám hiệu, 07 phòng chức năng, 09 khoa đào tạo, 07 cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

(ii) Vài nét về khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long:

Khoa nghệ thuật trường Đại học Hạ Long là sự sáp nhập giữa các tổ múa, tổ thanh nhạc, tổ nhạc cụ truyền thống, tổ nhạc cụ hiện đại, tổ hội họa, tổ mỹ thuật và tổ lý luận; với tiền thân là các khoa nghệ thuật chuyên ngành trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (khoa múa, khoa thanh nhạc, khoa nhạc cụ truyền thống và hiện đại, khoa hội họa và sư phạm mỹ thuật), có chức năng nhiệm vụ là: Đào tạo, bồi dưỡng trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp các chuyên ngành: Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa, Hội họa, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật và các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực nghệ thuật.

Quy mô khoa không lớn lắm về đội ngũ giáo viên, học sinh, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc dạy học và quản lý các hoạt động của sinh viên.

Chất lượng đào tạo trung cấp, cao đẳng chính quy của khoa đã và đang từng bước nâng cao, đáp ứng mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng cũng như nhu cầu phát triển của xã hội.

* Khái quát về đội ngũ giảng viên khoa nghệ thuật:

Trường Đại học Hạ Long được thành lập vào tháng 10 năm 2014 trên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du Lịch Hạ Long. Vì vậy dù mới hoạt động dưới mô hình trường Đại học được 1 năm, nhưng với bề dày kinh nghiệm lâu năm hoạt động dưới mô hình các khoa chuyên ngành của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 37)