Thực trạng quản lý đánh giá kết quả hoạt động THBD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 61 - 63)

STT Quản lý đánh giá kết quả hoạt động THBD Tốt Khá Trung Bình SL (n = 49) % SL (n = 49) % SL (n = 49) % 1 Đánh giá thường xuyên 30 61.3 15 30.6 4 8.1 2 Đánh giá định kỳ 28 57.2 11 32.4 10 20.4 3 Đánh giá tổng kết 35 71.5 10 20.4 4 8.1

Qua bảng khảo sát cho thấy, công tác đánh giá kết quả các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học Hạ Long được thực hiện tốt. Các công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ và đánh giá tổng kết được tiến hành đúng tiến độ của nội dung chương trình.

2.3.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên khoa nghệ thuật trường Đại học Hạ Long

Để tiến hành khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động THBD của SV khoa nghệ thuật trường Đại học Hạ Long, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 đối tượng CBQL và GV khoa nghệ thuật qua câu hỏi số 12, phụ lục 1,2 và thu được kết qua rở bảng như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên khoa nghệ thuật trƣờng Đại học Hạ Long TT Những yếu tố ảnh hƣởng Ảnh hƣởng nhiều Ảnh hƣởng Ảnh hƣởng ít Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1.

Các văn bản quy chế, quy định, chính sách của nhà trường về THBD

46 93,9 3 6,1 0 0 2.78 1

2 Cơ sở vật chất, thiết bị 35 71,4 14 28,6 0 0 2,7 4

3 Năng lực quản lý, tổ chức của

CBQL, CBGV 40 81,6 6 12,2 3 6,1 2.73 2

4

Đặc điểm tâm sinh lý và năng lực hoạt động nghệ thuật của sinh viên

39 79,5 7 14,3 3 6,1 2.72 3

5

Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa - giáo dục địa phương

23 47 15 30,6 11 22,4 2,5 7

6 Thái độ của GV với công tác

giảng dạy. 26 53 16 32,7 7 14,3 2,68 5

7 Mối quan hệ giữa nhà trường

với các đơn vị khác 28 57,1 17 34,7 4 8,2 2,6 6

Qua bảng khảo sát trên, có thể thấy, yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến việc quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật chính là các văn bản quy chế, quy định, chính sách của nhà trường về THBD (Điểm TB = 2,78; xếp thứ 1).

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau đây:

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên. - Cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

- Trình độ được giáo dục (đầu vào) của học sinh. - Tổ chức quản lý trường học.

Luật giáo dục ban hành năm 2005 ở điều 54 khoản 1 quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận”.

Phỏng vấn ý kiến của một số CBQL và GV về vai trò của người Hiệu trưởng đối với QL các hoạt động THBD của sinh viên Nghệ thuật, chúng tôi thu được thông tin như sau: Người hiệu trưởng phải là người tìm kiếm và tạo ra sự thích ứng đối với sự thay đổi, phải có sự giác ngộ sâu sắc về chính trị, về đường lối giáo dục XHCN; có những chủ trương chính sách, đường lối giáo dục phù hợp với nhu cầu của xã hội. Hiệu trưởng cần phát huy quyền lãnh đạo của mình trong quá trình đưa những yếu tố mới vào công việc giảng dạy.

Hoạt động thực hành biểu diễn nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung chịu sự ảnh hưởng nhiều của các đổi thay trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, chính sự thay đổi từng ngày ấy của xã hội kéo theo yêu cầu của xã hội đối với ngành giáo dục cũng có nhiều biến chuyển; địi hỏi việc thay đổi cả về nhận thức của con người và cách thức quản lý trong giáo dục. Người hiệu trưởng chính là người đề ra các văn bản quy chế, quy định, chính sách của nhà trường về THBD; tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách, đường lối giáo dục thông qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp; điển hình là phê duyệt mọi khâu trong quản lý dạy và học của từng bộ môn khi các tổ trưởng bộ mơn có kế hoạch, mạnh dạn đầu tư thiết bị dạy học và phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Đối với hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật, người hiệu trưởng nắm mục tiêu thông qua trưởng khoa chuyên môn, tổ trưởng bộ môn và các giáo viên bộ môn. Mục tiêu của hoạt động thực hành biểu diễn nghệ thuật đặt ra dựa vào kết quả của năm học trước, chương trình đào tạo, thực tế đội ngũ giảng viên và sinh viên.

Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lý và năng lực hoạt động nghệ thuật của sinh viên (điểm TB = 2,72; xếp thứ 3), đồng thời vấn đề năng lực quản lý và tổ chức của đội ngũ những người tham gia công tác quản lý các hoạt động THBD gồm CBQL và CBGV (điểm TB = 2,72; xếp thứ 2) là 2 nội dung được đánh giá có sự ảnh hưởng khơng nhỏ trong công tác quản lý các hoạt động THBD của sinh viên.

Cơ sở vật chất, thiết bị cũng là vấn đề được đánh giá cao trong việc có ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động THBD của sinh viên Nghệ thuật (điểm TB = 2,7; xếp thứ 4).

Thái độ của GV đối với công tác giảng dạy cũng là một vấn đề được các CBQL và GV đánh giá là có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc QL các hoạt động THBD của SV Nghệ thuật (điểm TB = 2,68; xếp thứ 5). Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thái độ của đội ngũ giảng viên khoa Nghệ thuật đối với công tác giảng dạy qua câu hỏi số 13 phụ lục 2 và thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 61 - 63)