Nội dung hoạt động thực hành biểudiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động thực hành biểudiễn của sinh viên Nghệ thuật

1.3.3. Nội dung hoạt động thực hành biểudiễn

“Thực hành biểu diễn” là một hoạt động trong giáo dục nghệ thuật, bên cạch các tri thức nghệ thuật, hoạt động thực hành biểu diễn giúp đối tượng giáo

dục rèn luyện kỹ năng nghệ thuật như thực hành kỹ thuật diễn xuất, múa, hát, chơi nhạc cụ,... để họ hiểu hoạt động nghệ thuật và được phát triển năng lực thẩm mỹ cũng như năng lực sáng tạo nghệ thuật.

Với mục đích đó, nội dung các hoạt động thực hành biểu diễn thường đề cập đến việc trình diễn một tác phẩm nghệ thuật và chú ý đến kỹ thuật trình diễn.

Kỹ thuật trình diễn, cịn gọi là kỹ thuật lấy diễn viên làm trung tâm (Actor - centred techniques): Trình diễn là trình bày sự việc, ý tưởng, cảm xúc hay q trình bằng ngơn ngữ nói, ngơn ngữ cơ thể như động tác, hành động, nét mặt, ánh mắt hay các ngôn ngữ nghệ thuật khác như âm thanh, tiết tấu, màu sắc và đường nét. Áp dụng kỹ thuật này, người hướng dẫn có thể làm mẫu, sau đó người học làm theo; hoặc người hướng dẫn đưa ra nội dung để người học tự do tìm cách trình diễn và biểu đạt. Hoạt động này khuyến khích người học sử dụng các giác quan để nhìn, nghe, đôi khi cả ngửi, sờ hoặc nếm và sử dụng tổng thể các loại hình ngơn ngữ để diễn đạt vấn đề được u cầu.

Các kỹ thuật của nghệ thuật biểu diễn như kỹ thuật thanh nhạc (hát), sử dụng nhạc cụ, múa, diễn xuất... ngoài việc tập luyện nhằm tăng cường hiểu biết và năng lực thực hành nghệ thuật của người học, còn được sử dụng như những công cụ hiệu quả trong nhiều hoạt động giáo dục khác.

Có thể tiếp cận nội dung các hoạt động thực hành biểu diễn theo chuyên ngành nghệ thụât ứng với từng kỹ thuật biểu diễn của chuyên ngành đó:

Nội dung của hoạt động thực hành biểu diễn thanh nhạc đề cập đến vấn đề trình bày một ca khúc, tác phẩm thanh nhạc với các kỹ thụât của giọng hát như legato (liền tiếng), non-legato (nảy tiếng), vị trí âm thanh, cách lấy hơi, ngắt nghỉ câu, và kĩ thuật thể hiện tình cảm, sắc thái to nhỏ trong từng câu hát.

Nội dung của hoạt động thực hành biểu diễn nhạc cụ đề cập đến vấn đề trình bày một tác phẩm khí nhạc với các kĩ thuật ngón tay, tư thế tay, cách thể hiện sắc thái trong một tác phẩm khí nhạc…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 27 - 28)