Khái quát về đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 43 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về đối tượng khảo sát

2.1.1.1. Khái quát về Tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đơng Bắc Bộ; là một tỉnh có vị trí địa lý chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng; cầu nối ASEAN - Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore…

Tỉnh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Hạ Long đã được UNESCO cơng nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới; quần thể vịnh Bái Tử Long với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt lập với đất liền có cảnh quan đặc sắc, đa dạng,… thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.

Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Nằm ở vùng vị trí có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, xã hội, là điểm du lịch thu hút chính vì vậy văn hóa, giáo dục là vấn đề được Đảng, nhà nước, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng như người dân địa phương rất quan tâm chú trọng. Đây chính là điều kiện vơ cùng thuận lợi cho nền giáo dục phát triển.

2.1.1.2. Khái quát về trường Đại học Hạ Long

(i) Quy mô trường đại học Hạ Long

Trường Đại học Hạ Long được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ- TTG ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường ĐH

Hạ Long trên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du Lịch Hạ Long. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, Trường Đại học Hạ Long xác định rõ sứ mạng của nhà trường, đó là

“cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học, cơng nghệ, kinh tế, giáo dục và xã hội nhân văn; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ; là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực trình độ Đại học, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước” [22].

Với sứ mạng đó, nhà trường đang từng bước phấn đấu, hoàn thiện và phát triển quy mơ và loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia chất lượng theo danh mục các ngành đào tạo, loại hình đào tạo ở các cấp độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Tầm nhìn đến năm 2025 là “Ổn định mơ hình đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ năng động, có uy tín trong nước”.

Hiện nay, nhà trường có cơ cấu tổ chức như sau: Ban giám hiệu, 07 phòng chức năng, 09 khoa đào tạo, 07 cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

(ii) Vài nét về khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long:

Khoa nghệ thuật trường Đại học Hạ Long là sự sáp nhập giữa các tổ múa, tổ thanh nhạc, tổ nhạc cụ truyền thống, tổ nhạc cụ hiện đại, tổ hội họa, tổ mỹ thuật và tổ lý luận; với tiền thân là các khoa nghệ thuật chuyên ngành trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (khoa múa, khoa thanh nhạc, khoa nhạc cụ truyền thống và hiện đại, khoa hội họa và sư phạm mỹ thuật), có chức năng nhiệm vụ là: Đào tạo, bồi dưỡng trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp các chuyên ngành: Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa, Hội họa, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật và các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực nghệ thuật.

Quy mô khoa không lớn lắm về đội ngũ giáo viên, học sinh, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc dạy học và quản lý các hoạt động của sinh viên.

Chất lượng đào tạo trung cấp, cao đẳng chính quy của khoa đã và đang từng bước nâng cao, đáp ứng mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng cũng như nhu cầu phát triển của xã hội.

* Khái quát về đội ngũ giảng viên khoa nghệ thuật:

Trường Đại học Hạ Long được thành lập vào tháng 10 năm 2014 trên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du Lịch Hạ Long. Vì vậy dù mới hoạt động dưới mơ hình trường Đại học được 1 năm, nhưng với bề dày kinh nghiệm lâu năm hoạt động dưới mơ hình các khoa chuyên ngành của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ long, khoa Nghệ thuật thực chất đã có truyền thống đào tạo nghệ thuật từ lâu. Qua các thời kỳ phát triển từ trường Trung cấp, Cao đẳng và nay sáp nhập thành một khoa chuyên ngành của trường Đại học, khoa nghệ thuật luôn giữ vững danh hiệu là cơ sở đào tạo nghệ thuật uy tín và chất lượng của tỉnh Quảng Ninh. Khoa Nghệ thuật tự hào về những thành tựu mà các thế hệ thầy trò của khoa đã đạt được, tiếp tục đào tạo giáo dục nghệ thuật trong những điều kiện mới, tao bước chuyển biến về chất trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Với tổng số cán bộ giảng dạy hiện tại là 33 giảng viên, trong đó có 14 thạc sĩ và 19 cử nhân. Đội ngũ cán bộ của khoa là những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm, một số là sinh viên xuất sắc được giữ lại trường.

* Một vài nét về sinh viên khoa nghệ thuật trường Đại học Hạ Long:

Sinh viên khoa Nghệ thuật trường đại học Hạ Long là những sinh viên đã tốt nghiệp cấp 3 và bước vào khóa đào tạo hệ Cao đẳng chuyên nghiệp. Đặc biệt, trong công cuộc hội nhập và phát triển quốc tế, khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long năm học 2014 - 2015 vinh dự đón đồn sinh viên Lào sang học tập và rèn luyện tại chuyên ngành Thanh nhạc & Sư phạm âm nhạc, khóa

đào tạo 3 năm hệ Cao đẳng chuyên nghiệp. Có thể nói đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các cán bộ giảng viên khoa Nghệ thuật nói riêng và trường Đại học Hạ Long nói chung; Vừa là điều kiện để có thể giao lưu văn hóa với nước bạn, vừa là cơ hội để chứng tỏ năng lực đào tạo của trường đối với nước bạn, và vừa là thách thức, đòi hỏi mỗi cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý phải cố gắng trau dồi năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của mình để chất lượng đào tạo chuẩn đầu ra đạt kết quả tốt.

Dưới đây là bảng tổng kết kết quả tốt nghiệp của sinh viên khoa nghệ thuật năm học 2014 - 2015:

Bảng 2.1. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên khoa nghệ thuật năm học 2014 - 2015 Tổng số Sinh viên Số lƣợng Sinh viên (tính theo %) Tổng số Sinh viên Số lƣợng Sinh viên (tính theo %)

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình khá Trung bình

115 0.6 12.4 53.01 32.7 1.3

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường nói chung và khoa Nghệ thuật nói riêng đã và đang chú trọng, đề cao cải tiến chất lượng đào tạo; khoa đã có nhiều cố gắng chủ động triển khai và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chung của khoa. Về chất lượng giáo dục, tuy là năm đầu tiên được thành lập nhưng khoa cũng đã từng bước cải thiện đáp ứng được xu thế phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc còn khiêm tốn (~1 %), tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi chưa cao và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại trung bình vẫn cịn tồn tại (~1.5 %). Đây là năm học đầu tiên hoạt động dưới mơ hình trường Đại học, khoa nghệ thuật nói riêng và nhà trường nói chung cần có các biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao dần tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và tiến tới khơng cịn sinh viên tốt nghiệp loại trung bình.

- Về tình hình thực hiện quy chế rèn luyên của sinh viên trong năm học 2014 - 2015: Tuy là năm học đầu tiên hoạt động dưới mơ hình một trường Đại học, tuy nhiên việc thực hiện quy chế rèn luyện của sinh viên khoa nghệ thuật cũng đã có những ghi nhận tốt:

Bảng 2.2. Thống kê tình hình thực hiện quy chế rèn luyện của sinh viên khoa nghệ thuật năm học 2014 - 2015

Tổng số sinh viên

Số lƣợng Sinh viên (tính theo %)

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 115 3 17 53 27 1 0

(Nguồn: Từ phòng Quản lý HSSV)

Trong năm học vừa qua, số lượng sinh viên thực hiện quy chế rèn luyện đa số đạt loại khá và giỏi, một vài sinh viên thực hiện quy chế đạt rèn luyện xuất sắc (3%), 1% học sinh yếu và khơng có sinh viên xếp loại rèn luyện kém. Trong năm đầu tiên hoạt động với tư cách một khoa nghệ thuật chuyên ngành của trường Đại học Hạ Long, có thể nói đây là một kết quả khả quan, nó chứng tỏ rằng ngồi kết quả rèn luyện chun mơn tương đối ổn định thì sinh viên khoa Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long không ngừng phấn đấu và rèn luyện trau dồi đạo đức nề nếp của mình để hồn thiện và phát triển toàn diện bản thân.

Tuy nhiên trong những năm học tiếp theo, khoa Nghệ thuật cũng vẫn cần phải phấn đấu không ngừng để tăng dần tỷ lệ sinh viên đạt rèn luyện xuất sắc và giỏi, phấn đấu đến khơng có sinh viên nào vi phạm quy chế rèn luyện, khơng có sinh viên bị đáng giá rèn luyện trung bình, yếu và kém.

(iii) Vài nét về Trung tâm thực hành Nghệ thuật:

Trung tâm thực hành Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long với tiền thân là Trung tâm Thực hành biểu diễn, được thành lập vào năm 2004, là một bộ phận của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long. Hoạt động liên tiếp trong 10 năm, tháng 10 năm 2014, trường Đại học Hạ Long thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du Lịch Hạ Long, Trung tâm Thực hành biểu diễn đổi tên thành Trung tâm Thực hành Nghệ thuật và là 1 trong 7 cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hạ Long. Dưới sự chỉ đạo của BGH và Đảng Ủy nhà trường, với chức năng nhiệm vụ của một trung tâm biểu diễn, Trung tâm Thực hành nghệ thuật phối kết hợp với giảng viên, sinh viên khoa Nghệ thuật tham gia biểu diễn các chương trình chun mơn của nhà trường cũng như phụ vụ chính trị cho tỉnh, các chương trình trọng đại, các sự kiện lớn trong tỉnh cũng như quốc tế.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thực hành nghệ thuật gồm 14 người, trong đó có 03 CBQL (gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) và 11 nhân viên phụ trách các mảng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)