Thực trạng quản lý các hoạt động THBD của sinh viên Nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 56 - 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động THBD của sinh viên Nghệ thuật trường

2.3.2. Thực trạng quản lý các hoạt động THBD của sinh viên Nghệ thuật

Như đã phân tích ở trên, thực trạng nhận thức về quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hạ Long là rất tốt, các CBQL, GV và SV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật. Trong thực tế quản lý cho thấy những kết quả khác nhau giữa việc thực hiện quản lý nội dung, hình thức, phương pháp và đánh giá kết quả.

2.3.2.1. Thực trạng nội dung quản lý các hoạt động THBD

Khảo sát trên hai đối tượng CBQL và GV qua câu hỏi 7, phụ lục 1,2 về việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung trong công tác quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật, tác giả thu được các phiếu trả lời và xử lý số liệu với các hệ số như sau: Tốt = 3 điểm; Khá = 2 điểm; TB = 1 điểm.

Bảng 2.9. Thực trạng nội dung quản lý các HĐ THBD của SV nghệ thuật

TT Nội dung quản lý các HĐ THBD của sinh viên nghệ thuật

Đối tƣợng

đánh giá Điểm TB Thứ bậc CBQL GV

1

Xây dựng kế hoạch tổ chức THBD (xác định mục tiêu kế hoạch, xây dựng kế hoạch về nhân lực, thời gian..)

2.5 2.63 2.57 1

2

Xây dựng nội dung THBD (số lượng tiết mục, nội dung tiết mục, số lượng người tham gia, cơ sở vật chất, phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng cụ thể…)

2.5 2.53 2.51 2

3 Lựa chọn thành viên tham gia THBD 2.4 2.4 2.4 4

4 Tổ chức luyện tập 2,3 2,4 2,35 6

5 Tổ chức biểu diễn 2.46 2.46 2.46 3

6 Đánh giá, rút kinh nghiệm 2,3 2,47 2,38 5

Trung bình chung 2.45

Như vậy, có thể nhận thấy điểm trung bình chung mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn

của sinh viên nghệ thuật là chưa cao (2.45). Điều này cho biết thực trạng thực hiện công tác tổ chức và quản lý các hoạt động THBD mới chỉ dừng lại ở mức khá (2.5 > 2.45 > 2).

Các CBQL và GV đánh giá cao việc xây dựng kế hoạch tổ chức (Điểm TB 2,57; xếp thứ 1). Tuy nhiên vấn tổ chức luyện tập là nội dung có đánh giá thấp nhất từ phía CBQL cũng như đội ngũ GV (Điểm TB = 2,35; xếp thứ 6).

Tìm hiểu kỹ vấn đề này chúng tơi trao đổi trực tiếp cùng 13 CBQL khoa Nghệ thuật, 03 CBQL Trung tâm Thực hành Nghệ Thuật và 33 cán bộ GV khoa Nghệ thuật và thu được thông tin như sau: Cơ chế quản lý con người trong một tổ chức, một cơ quan hoặc một trường học là một trong những chức năng cơ bản của quản lý vì con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Như đã trình bày ở phần trước, đa số SV nghệ thuật nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động THBD đối với việc học tập chuyên ngành của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số nhận thức chưa đúng về hoạt động THBD của SV, vì vậy một bộ phận thành phần còn tham gia với tinh thần không tự nguyện, chống đối. Ở môi trường đào tạo nghệ thuật là nơi các em được thể hiện bản thân, những khả năng bẩm sinh qua luyện tập của mình một cách xuất sắc, một số cá nhân đã đạt được những thành tích cao trong các cuộc thi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Điều này đem lại những thành tích đáng tự hào cho bản thân sinh viên cũng như nhà trường. Cùng với những thành tích đó, một số cá nhân đã tự cho mình là "ngơi sao", cho phép mình "được" tự ý đi muộn, không chấp hành đúng quy định về thời gian của các buổi hợp luyện cũng như biểu diễn. Đây là vấn đề các CBQL cũng như các cán bộ Gv cần hết sức lưu tâm.

Bên cạnh đó, vẫn có những SV và một số cán bộ GV có tình trạng đi muộn, không chấp hành đúng quy định về thời gian. Tìm hiểu ngun nhân của việc này, chúng tơi tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các CBQL và cán bộ GV. Và thu được thông tin: Đối với các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị là các chương trình cần sự tập luyện ngồi chương trình đào tạo, một số giờ hợp

luyện sắp xếp thời gian chưa hợp lý, bị trùng với giờ GV và SV lên lớp. Bên cạnh đó, đa số các chương trình báo giờ hợp luyện thường báo sớm nửa tiếng so với "thời gian thực" tập luyện, dẫn đến tình trạng GV và SV đến chờ đợi khá lâu, vì vậy lâu dần mỗi cá nhân "tự" cho phép mình đi muộn sát giờ "thực" hợp luyện hay biểu diễn. Dẫn đến tình trạng người đến rải rác, một số chương trình cũng vì thế mà đạt hiệu quả khơng cao.

Đây cũng là vấn đề mà các nhà QL cần quan tâm để có những biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp.

2.3.2.2. Thực trạng quản lý các hình thức hoạt động THBD

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các hoạt động thực hành biểu diễn đối với sinh viên nghệ thuật, ngoài giờ học kỹ thuật biểu diễn chuyên ngành trên lớp, trường Đại học Hạ Long nói chung và khoa Nghệ thuật nói riêng đã tạo ra những cơ hội cho các em được ứng dụng những lý thuyết được học vào thực tiễn công việc, như: tổ chức các buổi biểu diễn báo cáo định kì, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ; tạo điều kiện cho các học sinh - sinh viên được tham gia các chương trình nghệ thuật của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch như: Giọng hát hay trên sóng truyền hình Quảng Ninh, Sao mai, Sao mai điểm hẹn, hội thi Tiếng hát truyền hình, hội thi Tiếng hát học sinh - sinh viên toàn quốc… Đây vừa là những cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi, cọ xát, vừa là thách thức đối với mỗi bản thân học sinh, giúp các em có mục tiêu cố gắng, trau dồi bản thân để có thể đạt kết quả tốt.

Qua điều tra sơ bộ bằng các cuộc phỏng vấn, tra cứu thông tin, chúng tôi nhận thấy các CBQL và đội ngũ GV đã sử dụng một số hình thức tổ chức và quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật như: tổ chức các giờ kiểm tra thực hành biểu diễn theo định kì, tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ, tổ chức các cuộc thi năng khiếu trong phạm vi trường học, tham gia các buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ chính trị... Các hình thức này được tổ chức thực hiện với mức độ và hiệu quả khác nhau.

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên cả ba đối tượng CBQL, GV và SV qua câu hỏi số 8, phụ lục 1,2 và câu hỏi số 4, phụ lục 3, thu được các phiếu trả lời và xử lý số liệu với các hệ số như sau: Tốt = 3 điểm; Khá = 2 điểm; TB = 1 điểm. Kết quả cụ thể chúng tôi thu được như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý các hình thức hoạt động THBD TT Các hình thức HĐ THBD Đối tƣợng đánh giá Điểm TT Các hình thức HĐ THBD Đối tƣợng đánh giá Điểm TB

Thứ bậc

CBQL GV HS

1. Tổ chức các buổi kiểm tra báo cáo định kì 2.8 2.56 2.6 2.65 1

2. Tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ chào

mừng các ngày lễ 2.4 2.15 2.45 2,3 3

3. Tổ chức các cuộc thi năng khiếu trong phạm

trường học 2 2 2 2 4

4. Tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ phục

vụ chính trị 2.3 2.57 2.53 2,46 2

5 Tham gia các cuộc thi năng khiếu mang tính

chất chuyên nghiệp trong nước 1,7 1,63 1,5 1,61 5 Với 5 hình thức tổ chức và quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật như trên, CBQL trường đại học Hạ Long đã thực hiện tương đối tốt (điểm trung bình chung đạt 2.4). Trong đó, hình thức tổ chức các buổi kiểm tra định kì được đánh giá thực hiện tốt nhất (điểm trung bình đạt 2.65 - xếp thứ bậc 1). Cũng có thể nhận thấy, việc tổ chức tham gia các cuộc thi năng khiếu mang tính chất chuyên nghiệp trong nước thực hiện chưa tốt lắm (xếp thứ 5). Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

(1). Năng lực sinh viên so với các đơn vị khác cịn hạn chế; (2). Chưa có sự đầu tư kĩ lưỡng về thời gian cũng như tâm huyết;

(3). Kinh phí tài trợ cho mỗi lần tham gia cuộc thi của nhà trường còn hạn chế.

Như vậy, qua điều tra thực trạng cho thấy, việc tổ chức tham gia các cuộc thi năng khiếu mang tính chất chuyên nghiệp chưa được chú ý thực hiện và đầu tư để đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, cần phải có định hướng và u cầu cụ thể cho vấn đề này. Đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra những biện pháp cho chương tiếp theo.

2.3.2.3. Thực trạng phương pháp quản lý các hoạt động THBD

Để khảo sát thực trạng phương pháp quản lý các hoạt động THBD, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 đối tượng CBQL và GV khoa nghệ thuật qua câu hỏi số 9 phụ lục 1, 2. Kết quả thu được ở bảng như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng phƣơng pháp quản lý các HĐ THBD của SV nghệ thuật TT Phƣơng pháp quản lý các HĐ THBD của SV nghệ thuật Tốt Khá Trung bình Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL %

1. Phương pháp Tâm lý-Giáo dục 37 75,5 7 14,3 5 10,2 2.4 2

2. Phương pháp tổ chức-hành chính 38 77,5 8 16,3 4 8,2 2.52 1

3 Phương pháp kinh tế 28 57,1 10 20,4 11 22,5 2,03 3

Trung bình chung 2.3

Các phương pháp quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường Đại học Hạ Long đã sử dụng trên đều được đánh giá là khá tốt (điểm trung bình chung đạt 2.3). Trong đó, phương pháp tổ chức - hành chính là phương pháp nhận được số điểm cao nhất (điểm trung bình 2.52 - xếp thứ bậc 1). Phương pháp kinh tế tuy không được đánh giá cao trong công tác quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật (vì chỉ áp dụng với một vài chương trình biểu diễn phục vụ chính trị) nhưng cũng là động lực thúc đầy, kích thích tính tích cực lao động của mỗi cá nhân nhằm hồn thành tốt cơng việc được giao.

Như vậy, ưu điểm trong sử dụng phương pháp quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật là đã phối hợp được các phương pháp và cùng thực hiện tương đối tốt các phương pháp đó.

2.3.2.4. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả hoạt động THBD

Để tiến hành điều tra thực trạng quản lý đánh giá kết quả hoạt động THBD của sinh viên nghệ thuật trường Đại học Hạ long, Chúng tôi tiến hành khảo sát trên hai đối tượng CBQL và GV qua câu hỏi số 10, phụ lục 1,2, thu được các phiếu trả lời và xử lý số liệu với các hệ số như sau: Tốt = 3 điểm; Khá = 2 điểm; TB = 1 điểm. Kết quả cụ thể chúng tôi thu được như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả hoạt động THBD STT Quản lý đánh giá kết STT Quản lý đánh giá kết quả hoạt động THBD Tốt Khá Trung Bình SL (n = 49) % SL (n = 49) % SL (n = 49) % 1 Đánh giá thường xuyên 30 61.3 15 30.6 4 8.1 2 Đánh giá định kỳ 28 57.2 11 32.4 10 20.4 3 Đánh giá tổng kết 35 71.5 10 20.4 4 8.1

Qua bảng khảo sát cho thấy, công tác đánh giá kết quả các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học Hạ Long được thực hiện tốt. Các công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ và đánh giá tổng kết được tiến hành đúng tiến độ của nội dung chương trình.

2.3.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên khoa nghệ thuật trường Đại học Hạ Long

Để tiến hành khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động THBD của SV khoa nghệ thuật trường Đại học Hạ Long, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 đối tượng CBQL và GV khoa nghệ thuật qua câu hỏi số 12, phụ lục 1,2 và thu được kết qua rở bảng như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên khoa nghệ thuật trƣờng Đại học Hạ Long TT Những yếu tố ảnh hƣởng Ảnh hƣởng nhiều Ảnh hƣởng Ảnh hƣởng ít Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1.

Các văn bản quy chế, quy định, chính sách của nhà trường về THBD

46 93,9 3 6,1 0 0 2.78 1

2 Cơ sở vật chất, thiết bị 35 71,4 14 28,6 0 0 2,7 4

3 Năng lực quản lý, tổ chức của

CBQL, CBGV 40 81,6 6 12,2 3 6,1 2.73 2

4

Đặc điểm tâm sinh lý và năng lực hoạt động nghệ thuật của sinh viên

39 79,5 7 14,3 3 6,1 2.72 3

5

Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa - giáo dục địa phương

23 47 15 30,6 11 22,4 2,5 7

6 Thái độ của GV với công tác

giảng dạy. 26 53 16 32,7 7 14,3 2,68 5

7 Mối quan hệ giữa nhà trường

với các đơn vị khác 28 57,1 17 34,7 4 8,2 2,6 6

Qua bảng khảo sát trên, có thể thấy, yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến việc quản lý các hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên Nghệ thuật chính là các văn bản quy chế, quy định, chính sách của nhà trường về THBD (Điểm TB = 2,78; xếp thứ 1).

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau đây:

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên. - Cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

- Trình độ được giáo dục (đầu vào) của học sinh. - Tổ chức quản lý trường học.

Luật giáo dục ban hành năm 2005 ở điều 54 khoản 1 quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận”.

Phỏng vấn ý kiến của một số CBQL và GV về vai trò của người Hiệu trưởng đối với QL các hoạt động THBD của sinh viên Nghệ thuật, chúng tôi thu được thông tin như sau: Người hiệu trưởng phải là người tìm kiếm và tạo ra sự thích ứng đối với sự thay đổi, phải có sự giác ngộ sâu sắc về chính trị, về đường lối giáo dục XHCN; có những chủ trương chính sách, đường lối giáo dục phù hợp với nhu cầu của xã hội. Hiệu trưởng cần phát huy quyền lãnh đạo của mình trong quá trình đưa những yếu tố mới vào công việc giảng dạy.

Hoạt động thực hành biểu diễn nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung chịu sự ảnh hưởng nhiều của các đổi thay trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, chính sự thay đổi từng ngày ấy của xã hội kéo theo yêu cầu của xã hội đối với ngành giáo dục cũng có nhiều biến chuyển; đòi hỏi việc thay đổi cả về nhận thức của con người và cách thức quản lý trong giáo dục. Người hiệu trưởng chính là người đề ra các văn bản quy chế, quy định, chính sách của nhà trường về THBD; tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách, đường lối giáo dục thơng qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp; điển hình là phê duyệt mọi khâu trong quản lý dạy và học của từng bộ môn khi các tổ trưởng bộ mơn có kế hoạch, mạnh dạn đầu tư thiết bị dạy học và phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Đối với hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật, người hiệu trưởng nắm mục tiêu thông qua trưởng khoa chuyên môn, tổ trưởng bộ môn và các giáo viên bộ môn. Mục tiêu của hoạt động thực hành biểu diễn nghệ thuật đặt ra dựa vào kết quả của năm học trước, chương trình đào tạo, thực tế đội ngũ giảng viên và sinh viên.

Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lý và năng lực hoạt động nghệ thuật của sinh viên (điểm TB = 2,72; xếp thứ 3), đồng thời vấn đề năng lực quản lý và tổ chức của đội ngũ những người tham gia công tác quản lý các hoạt động THBD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thực hành biểu diễn của sinh viên nghệ thuật trường đại học hạ long (Trang 56 - 64)