Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 41 - 45)

8. Bố cục của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

1.5.1. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Để tổ chức HĐTN, HN có hiệu quả, vai trò quan trọng hơn hết là đội ngũ GV và CBQL. Trong nền giáo dục hiện đại, việc quản lý và đào tạo GV không chỉ chăm lo về chuyên môn là đủ mà còn phải được yêu cầu đào tạo, trang bị thêm một số môn học khác để phục vụ cho việc giáo dục toàn diện cho học sinh; được huấn luyện phương pháp và kỹ năng dạy học một cách chu đáo và thường xuyên được trao đổi với đồng nghiệp, thường xuyên được rèn luyện nhân cách, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, phát triển tính cách, tăng cường ý thức của người GV, từ đó tạo sự ảnh hưởng của nhân cách GV đến HS [51].

hiện nay trong các trường phổ thông số lượng GV tham gia tổ chức HĐTN, HN vừa thiếu lại vừa yếu vì các GV thường là kiêm nhiệm, chứ không được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, bản thân HS là yếu tố có tác động rất lớn đến HĐTN, HN. Vì vậy, để nâng cao chất lượng HĐTN, HN người GV cần chú ý đến các yếu tố tâm lý, sức khỏe, năng lực, xu hướng nghề… của HS. Để thực hiện tốt HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông hiện nay nhất thiết phải xây dựng được lực lượng chuyên trách, hàng năm nhà trường cần có kế hoạch cử lực lượng này tham gia các chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức.

1.5.2. Thị trường lao động

Nhu cầu xã hội hay còn gọi là thị trường lao động, đây là yếu tố luôn biến đổi không ngừng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự chọn lựa nghề nghiệp của HS. Vì trong một giai đoạn nhất định, sẽ có một số ngành nghề cần nhiều nguồn nhân lực, nhưng sau vài năm khi nguồn cung nhân lực quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa và tăng nguy cơ thất nghiệp. Do đó, HS cần tìm hiểu thông tin, xem xét nhu cầu xã hội của ngành nghề đó trước khi lựa chọn [7].

Các yếu tố của thị trường lao động như dân số, tiền lương, tuyển dụng, nhu cầu thị trường, chính sách cho người lao động...là các yếu tố chủ yếu tác động tới tạo nguồn nhân lực. Người lao động nếu được trả công theo chất lượng vả hiệu quả lao động sẽ khuyến khích họ học tập, rèn luyện để nâng cao kỹ năng, kiến thức. Nếu tìm hiểu được thực trạng ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thì có thể đưa ra biện pháp giáo dục hướng nghiệp khoa học, giúp các em lựa chọn nghề một cách phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động rộng lớn.

1.5.3. Phụ huynh học sinh

Các bậc CMHS có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em, họ là cầu nối, là nhà tư vấn gần gủi nhất giúp các em chọn lựa hướng đi phù hợp, tuy vậy cũng không ít phụ huynh buộc con em mình phải thi vào đại học chuyên ngành theo ý thích mà ở đó không phù hợp với khả năng và sở trường các em. Bên cạnh thói quen áp đặt, không ít phụ huynh lại thiếu quan tâm chuyện định hướng cho con, không tư vấn cho con có sự lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng bản thân. Ngược lại có những phụ huynh đánh giá việc định hướng nghề nghiệp cho con cái một cách nghiêm túc. Chính cha mẹ mới biết rõ năng khiếu, sức học của con và hoàn cảnh kinh tế của gia đình, với những yếu tố đó mà tư vấn cho con chọn lựa cơ sở và quyết định hướng đi thích hợp nhất [40].

Từ trách nhiệm và hiểu biết, các bậc CMHS không thờ ơ hay để con tùy tiện chọn hướng nghề nghiệp mà có sự phối hợp chặt chẽ từ phía bản thân các em và gia

đình để có thể quyết định đúng đắn học ở trường nào, ngành nào phù hợp với nhu cầu xã hội và sở trường, hoàn cảnh của bản thân và gia đình.

1.5.4. Các tổ chức xã hội

Ngoài nhà trường và gia đình, hai yếu tố quan trọng chi phối đến HĐTN, HN đó là chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đối với chính quyền địa phương cần có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong việc xây nguồn lực, đặc biệt là phải quan tâm đến công tác đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển kinh tế địa phương. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cần tạo điều kiện cho HS tham quan, trải nghiệm, học tập, tư vấn cho các em chọn ngành nghề phù hợp với năng khiếu của mình. Thực hiện mối liên kết này giúp HS có điều kiện mở rộng thông tin về ngành nghề của xã hội và địa phương, yêu cầu của nghề đối với người lao động, quy trình đào tạo, những điều kiện tham gia lao động. Qua đó giúp HS hiểu biết các thông tin cần thiết về nghề nghiệp không chỉ về mặt lý thuyết mà ngay cả thực tiễn. Sự liên kết giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả HĐTN, HN trong việc hình thành và phát triển năng khiếu nghề nghiệp của các em [35].

Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng đã tác động không nhỏ tới HĐTN, HN. Với sự hỗ trợ của sách, báo, phim ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ - mạng internet, các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt của các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, dù đa dạng đến mức nào thì đây cũng là những dạng thông tin một chiều, ít có cơ hội để các em trao đổi và nhận được sự tư vấn cần thiết đặc biệt là trong vấn đề tư vấn HN [45].

Tuy nhiên cũng cần được phải khẳng định rằng trong điều kiện HĐTN, HN trong các nhà trường và gia đình đang có nhiều bất cập như hiện nay thì các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần nào cung cấp cho HS các thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, các yêu cầu của nghề... giúp cho HS tự định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

HĐTN, HN và QL HĐTN, HN đã được nghiên cứu và tổ chức thực hiện từ rất sớm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đặc điểm riêng từng quốc gia, khu vực,... quan điểm về HĐTN, HN, định hướng HĐTN, HN, mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức các hoạt động này đối với HS THPT có những nét đặc thù.

Ở Việt Nam, vấn đề liên quan đến TN và HN này đã được các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và các nhà khoa học giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, là yếu tố then chốt đảm bảo đem lại sự

lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho HS, từ đó đem lại tương lai tươi sáng cho các em, cho các gia đình và cho sự phát triển bền vững cho đất nước.

HĐTN, HN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

HĐTN, HN góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp

HĐTN, HN được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Từ những các góc độ tiếp cận khác nhau về khái niệm “Quản lý tổ chức HĐTN, HN”, chúng ta tôi lựa chọn khái niệm sau để làm cơ sở nghiên cứu của mình: Quản lý tổ chức HĐTN, HN là sự tác động liên tục, có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của chủ thể quản lý HĐTN, HN bằng một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

Theo Chương trình GDPT 2018, HĐTN, HN là HĐ giáo dục bắt buộc trong nhà trường giúp HS hình thành các phẩm chất quan trọng và năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Ở cấp THPT, HĐTN, HN được thực hiện với mục tiêu giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS để có khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; biết tổ chức cuộc sống, công việc và quản lý bản thân trở thành người công dân có ích.

Những vấn đề lý luận được trình bày ở chương 1 là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi phân tích, đánh giá thực trạng và công tác QL tổ chức HĐTN, HN. Từ đó, đề ra một số biện pháp QL HĐTN, HN ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau mang tính cấp thiết và khả thi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)