Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 65 - 66)

8. Bố cục của luận văn

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh

2.4.3. Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của

giáo viên

Quản lý hoạt động dạy học của GV nói chung và quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng là một chức năng hết sức quan trọng của người HT. Đối với HĐTN, HN thì mục tiêu và hiệu quả của nó rất khó định lượng như các môn khoa học khác nên công tác QL, chỉ đạo của HT đối với HĐ này càng gặp nhiều khó khăn. Để nắm rõ hơn về thực trạng vấn đề trên, chúng tôi đã khảo sát và có số liệu như bảng 2.15.

Bảng 2.15. Đánh giá quản lý tổ chức HĐTN, HN của GV (tính theo %).

T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không bao giờ 1

Hướng dẫn cho các lực lượng liên quan biết trách nhiệm và vai trò của họ trong HĐTN, HN.

0,0 5,0 23,3 71,7

2 Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho

GV. 0,0 0,0 30,0 70,0

3 Phân công các bộ phận theo dõi việc

thực hiện HĐTN, HN. 0,0 3,3 28,3 68,4

4

Quản lý việc nhận xét, đánh giá của GV về kết quả tham gia tổ chức HĐTN, HN của HS.

Tổ chức HĐHN nói riêng và HĐTN, HN nói chung sẽ được triển khai với nhiều phương thức khác nhau. Để việc tổ chức HĐTN, HN đạt hiệu quả khả thi thì người làm công tác này phải đầu tư, nghiên cứu. Quan trọng hơn là phải có sự chỉ đạo, kiểm tra và giám sát của hiệu trưởng. Tuy nhiên, việc QL và chỉ đạo tổ chức HĐTN, HN chưa được làm thường xuyên, mà chủ yếu còn mang tính chất thời vụ. Lãnh đạo nhà trường phân công người thực hiện các hoạt động này thường là những GV thiếu tiết chuẩn, GVCN. Trong các buổi sinh hoạt, GV chỉ truyền thụ một chiều, hầu như không có sự tác động trở lại từ phía HS, nhiều nội dung và hình thức trong tổ chức HĐTN, HN bị lãng quên nên hiệu quả không tốt.

Qua bảng 2.15 ta thấy, Hiệu trưởng chưa có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho GV, chưa (có 68,4%) phân công các bộ phận theo dõi việc tổ chức HĐTN, HN. Đây là yếu tố quan trọng để các thành viên trong nhà trường biết được chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện. Tuy nhiên, qua bảng khảo sát càng chứng tỏ vai trò của Hiệu trưởng các trường trong công tác QL HĐTN, HN còn mờ nhạc, chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình.

Do đó, người CBQL cần phải nhìn nhận vấn đề một cách cầu thị để từ đó có những giảp pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả trong tổ chức HĐTN, HN và giúp học sinh chủ động tham gia HĐTN, HN. Qua đó, sẽ giúp các em có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm hiểu và lựa chọn nghành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)