Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 88)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các

3.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

cho học sinh

a. Mục tiêu của biện pháp

Do tính đặc thù của HĐTN, HN là liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan và lực lượng xã hội nên việc tăng cường xã hội hoá HĐTN, HN là giải pháp tốt nhất nhằm vừa huy động nhiều nguồn lực xã hội vào HĐTN, HN, vừa giúp giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, CSVC, nhân lực để tổ chức HĐTN, HN. Đồng thời, có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút người dạy, người học.

b. Nội dung và cách thực hiện

Xã hội hóa HĐTN, HN không chỉ đơn thuần là huy động các nguồn lực (nhân lực, CSVC, tài chính,…) mà còn góp phần nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội về tầm quan trọng và tránh nhiệm tham gia vào công tác này. Để làm tốt điều đó, cần chú trọng vào các vấn đề sau:

Một là, tăng cường tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, CMHS và xã hội nhận thức đúng và đầy đủ. Hiệu trưởng vừa đóng vai trò là người tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể về công tác tuyên truyền, vừa là người trực tiếp tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong nhà trường. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền ủng hộ, nắm được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa công việc, giải thích cho nhân dân hiểu rõ và đồng tình thì nơi đó có điều kiện thực hiện tốt, hiệu quả. Sự đồng thuận, thống

nhất trong nhận thức và hành động sẽ tạo được tiếng nói chung và có bước đột phá trong việc triển khai các hoạt động.

Hai là, Hiệu trưởng nhà trường tích cực tham mưu lãnh đạo Sở GDĐT, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc đổi mới cơ chế chính sách về HĐTN, HN như tăng cường nguồn lực tài chính, đầu tư CSVC, đào tạo GV chuyên trách, bồi dưỡng đội ngũ, cơ chế thu hút đối với dạy, khuyến khích đối với người học.

Ba là, thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch xã hội hóa HĐTN, HN. Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng QL và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình QL của người HT. Kế hoạch xã hội hóa HĐTN, HN được xây dựng trên một số yếu tố sau: mục tiêu của việc huy động; xác định đối tượng huy động; kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất; nguyên tắc ưu tiên sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện; sự phân công một số thành viên trong việc huy động các nguồn lực,...

Bốn là, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa HĐTN, HN. Để giúp mọi tổ chức, đối tượng cùng tham gia công tác xã hội hóa, cần phải xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các thành viên, tổ chức cá nhân tham gia công tác xã hội hóa HĐTN, HN, đảm bảo chức năng tổ chức trong QL.

Năm là, chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đơn vị, cơ quan, các tổ chức xã hội, trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp. Cần tăng cường tổ chức cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở GDPT, GDĐH, GD nghề nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh,... nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện về CSVC, TBDH, tài chính phục vụ cho HĐTN, HN.

+ Với các trường ĐH, CĐ, TCCN, các cơ sở đào tạo nghề: Phối hợp tổ chức cho HS được tham quan tại một số trường ĐH, CĐ, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn; đồng thời với hoạt động tham quan là hoạt động tư vấn, đối thoại trực tiếp giữa đại diện các cơ sở với HS và PH. Thông qua các hoạt động này, HS có thêm được nhiều thông tin bổ ích về các cơ sở đào tào, yêu cầu của các nghề, giúp các em có những cơ sở, định hướng trong việc lựa chọn nghề trong tương lai.

+ Với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: Hiệu trưởng cần chủ động, thống nhất trong việc xác định các nội dung phối hợp như cung cấp nguồn tư liệu, quảng bá thông tin giữa nhà trường với doanh nghiệp; hỗ trợ đội ngũ GV, kĩ thuật viên, phối hợp trong tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm tại các cơ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp. Qua các buổi tham quan, trải nghiệm sẽ giúp cho HS có được kiến thức thực tiễn về nghề nghiệp, có được thêm hiểu biết về các công việc cụ thể của một số ngành nghề, từ đó giúp các em có được góc nhìn tốt hơn, toàn diện hơn về thế

giới nghề nghiệp.

Từ việc xác định nội dung phối hợp cũng như trách nhiệm của các bên, HT nhà trường tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với HS, PH tại nhà trường để quảng bá, giới thiệu nghề nghiệp, cung cấp thông tin về ngành, nghề, yêu cầu của thị trường để HS, PH hiểu rõ hơn. Đồng thời, tổ chức cho HS tham quan tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Thông qua hoạt động này, HS được trực tiếp tiếp cận với công nghệ, dây chuyền sản xuất, HS có thể trao đổi trực tiếp với những người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó để hiểu tính chất công việc, các yêu cầu nghề nghiệp, các năng lực và phẩm chất cần có để có thể tham gia công việc cụ thể, thậm chí các em có thể tham gia trải nghiệm,... qua đó không chỉ giúp các em có được những kiến thức thực tiễn mà còn khơi gợi sự đam mê, tình yêu nghề và thái độ tôn trọng đối với mỗi nghề.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để công tác xã hội hóa HĐTN, HN cho HS ở trường THPT mang lại hiệu quả thiết thực và tạo được sự đồng thuận của các lực lượng xã hội, thì cần làm tốt một số công việc sau:

- Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo HĐTN, HN phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, đánh giá về mức độ thực hiện công tác đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức HĐTN, HN.

- Hiệu trưởng nhà trường cần có nhiều giải pháp tích cực mới có thể huy động thế mạnh của nhiều nguồn lực: ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, quỹ học phí, các chương trình mục tiêu và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đơn vị, cơ quan, các tổ chức xã hội, trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp. Nếu quy chế được xây dựng càng chặt chẽ, đầu đủ, chi tiết và khoa học thì dễ dàng triển khai và sẽ phát huy được sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài xã hội.

- Cần có sự ủng hộ cao của chính quyền địa phương và các lực luợng xã hội; Sự phối hợp hợp lý giữa nhà trường và các lực lượng xã hội.

- Cần đầu tư, xây dựng nguồn tài chính phù hợp cho các hoạt động, trong đó có hoạt động GDHN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)