8. Bố cục của luận văn
1.3. Lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở
1.3.1. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trường Trung học phổ
trường trung học phổ thông
Tổ chức HĐTN, HN là một hoạt động giáo dục chính thức trong chương trình THPT. Chính vì thế quản lý tổ chức HĐTN, HN là quản lý một hoạt động giáo dục. Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, được lựa chọn về nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể định nghĩa như sau:
Tiếp cận dựa theo các chức năng quản lý: Quản lý tổ chức HĐTN, HN là sự tác động liên tục, có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của chủ thể quản lý HĐTN, HN bằng một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Tiếp cận quản lý dựa theo mô hình CIPO: Quản lý tổ chức HĐTN, HN là sự tác động liên tục có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các yếu tố từ bối cảnh, đầu vào, quá trình và đầu ra của đối tượng quản lý bằng một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra [40].
Từ những các góc độ tiếp cận về khái niệm như trên, chúng ta tôi lựa chọn khái niệm sau để làm cơ sở nghiên cứu của mình: Quản lý tổ chức HĐTN, HN là sự tác động liên tục, có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của chủ thể quản lý HĐTN, HN bằng một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
1.3. Lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông Trường Trung học phổ thông
1.3.1. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trường Trung học phổ thông phổ thông
Mục tiêu chung [8]:
HĐTN, HN hình thành, phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình GDPT tổng thể năm 2018.
HĐTN, HN giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
Mục tiêu của cấp THPT [8]:
HĐTN, HN giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS. Kết thúc giai đoạn định hướng nghề nghiệp, HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lý bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.
Như vậy, trên cơ sở đó có thể thấy rằng HĐTN, HN ở trường THPT có ba mục tiêu chính sau [8]:
(1) Mục tiêu nhận thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trịtruyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và có khả năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân. HĐTN, HN giúp học sinh THPT có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, từ đó định hướng nghề nghiệp cho tương lai. HĐTN, HN giúp học sinh điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Qua đó làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em; giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các truyềnthống văn hóa tốt đẹp của đất nước, từ đó làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, thông qua HĐTN, HN còn giúp cho học sinh hiểu biết về các vấn đề thời sự quốc tế, về hợp tác, hòa bình và hữu nghị, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề dân số, vấn đề an toàn giao thông, pháp luật…
(2) Mục tiêu kỹ năng: Giúp học sinh củng cố các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ trung học cơ sở, trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các kỹ năng, năng lực chủ yếu như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích, kỹ năng tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng tự điều chỉnh, hòa nhập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hợp tác, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý…, thực hiện tốt các hoạt động học tập, rèn luyện ở trong và ngoài nhà trường, ở gia đình và cộng đồng, để thích ứng với nghề nghiệp tương lai của bản thân, có nhiều đóng góp tích cực
cho gia đình và xã hội.
(3) Mục tiêu thái độ: Giúp học sinh THPT có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác và của bản thân để tự hoàn thiện mình; biết cảm thụ và đánh giá đúng cái đẹp trong cuộc sống…
Thông qua HĐTN, HN để giáo dục học sinh THPT về thái độ, trước hết phải tạo được động lực cho các em, giúp học sinh hứng thú, say mê với hoạt động. Vì vậy, đòi hỏi phải có nội dung và hình thức, quy mô hoạt động phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu học sinh, thu hút các em tự giác tham gia các hoạt động một cách tích cực, chủ động. Từ đó nhiệm vụ giáo dục mới dễ dàng, các em mới có thái độ, niềm tin vào những giá trị mà các em vươn tới để trở thành công dân có ích cho đất nước.
Bên cạnh đó HĐTN, HN là để giáo dục tình cảm, đạo đức trong sáng, để các em biết trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết đấu tranh với cái xấu. HĐTN, HN bồi dưỡng cho HS tính tích cực, năng động, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường, của lớp. HĐTN, HN góp phần giáo dục cho HS tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè, với mọi người xung quanh và bạn bè quốc tế...