8. Bố cục của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các
3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
a. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức là cơ sở hoạt động tâm lý của con người. Nhận thức đúng dẫn đến thái độ hành vi đúng. HĐTN, HN là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường, đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho HS. HĐTN, HN là hoạt động có vị trí và vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục và mục tiêu QL giáo dục.
Để QL và tổ chức tốt HĐTN, HN, việc trước tiên đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải chú trọng là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của HĐTN, HN. Nhằm hướng đến mục tiêu là làm cho mỗi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường nắm được những kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực, chủ động, có ý thức tham gia và hợp tác tích cực trong việc triển khai, thực hiện chương trình HĐTN, HN.
b. Nội dung và cách thực hiện
Nhận thức về vai trò quan trong của công tác tổ chức HĐTN, HN cho HS là vấn đề rất cần thiết. Để công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS và CMHS về vai trò, ý nghĩa của HĐTN, HN có chất lượng và hiệu quả cần phải thực hiện:
Một là, lập kếhoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức. Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, chương trình hành động, dự kiến kết quả sau khi tuyên tuyền. Kế hoạch càng chi tiết, càng khoa học sẽ có khả năng ứng phó với sự thay đổi không lường trước; kế hoạch phải có sự thống nhất, phải lựa chọn các phương pháp, nội dung, chương trình tuyên truyền hiệu quả, dễ tiếp nhận từ người được tuyên truyền, thời gian tuyên truyền phải được xác định trước và có lịch cụ thể, thuận lợi và không bị chồng chéo ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Hai là, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền. Để tổ chức tuyên truyền hiệu quả, Ban Giám hiệu nhà trường cần chuẩn bị thật kỹ về các vấn đề sau:
(1) Phải chuẩn bị nguồn nhân lực cho công tác tuyên truyền. Kết quả nâng cao được nhận thức cho người được tuyên truyền phụ thuộc rất lớn đến khả năng, năng lực truyền đạt của người tuyên truyền. Người tuyên truyền phải có kiến thức về HĐTN, HN, có kỹ năng thuyết trình để thu hút, thuyết phục người nghe, từ đó người được tuyên truyền mới nhận thức được và thực hiện.
(2) Chuẩn bị về tài chính cho công tác tuyên truyền. Tài chính cho công tác tuyên truyền nhận thức HĐTN, HN là rất quan trọng, vì thế, để đảm bảo hiệu quả tuyên truyền cần phải có nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả, minh bạch, công khai, đúng pháp lý.
(3) Chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động tuyên truyền. Để công tác tuyên truyền thực hiện tốt, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần phải chỉ đạo các tiểu ban chuẩn bị cơ sở vật chất như: Hội trường tuyên truyền, các thiết bị loa, âm thanh, các video...
(4) Chuẩn bị về thời gian tuyên truyền: Căn cứ vào kế hoạch năm học chung của nhà trường và của các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo nhà trường cần sắp xếp bố trí khung thời gian hợp lý để công tác tuyên truyền được diễn ra thuận lợi, tránh chồng chéo, ôm đồm, không hợp lý.
(5) Chuẩn bị về phương pháp, nội dung, hình thức, chương trình tài liệu tuyên truyền. Có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thuyết trình; tuyên truyền thông qua hội nghị; hội thảo; hội thi; triển lãm; tuyên truyền qua tài liệu; tuyên truyền qua mạng xã hội, email...
(6) Tìm hiểu về đối tượng được tuyên truyền, xác định mục đích tuyên truyền và xây dựng đề cương bài tuyên truyền. Đề cương tuyên truyền phải đảm bảo nguyên tắc sư phạm, logic, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn HĐTN, HN.
(7) Lựa chọn người tuyên truyền nhận thức: cần phải thật kỹ khi lựa chọn người tuyên truyền. Người tuyên truyền phải là người có phẩm chất, có kiến thức về HĐTN, HN, có các kỹ năng thuyết trình thu hút người nghe, có thể lựa chọn người trong trường hoặc các chuyên gia ở ngoài trường.
(8) Duyệt đề cương, nội dung bài tuyên truyền nhận thức HĐTN, HN là rất quan trọng, vì qua đó sẽ nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và CMHS về HĐTN, HN. Do đó, trước khi tuyên truyền, đề cương nội dung tuyên truyền cần phải được Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt.
(9) Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức: Sau khi đã chuẩn bị kỹ cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, việc tiếp theo là thực hiện công tác tuyên
truyền theo kế hoạch, thời gian, địa điểm đã chuẩn bị.
(10) Thu nhận thông tin phản hồi và đánh giá rút kinh nghiệm hiệu quả của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đang ở mức độ nào, rà soát những vấn đề nào chưa thực hiện được để điều chỉnh tốt hơn cho lần tuyên truyền sau.
Ba là, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các đoàn thể có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng và tính cấp thiết của HĐTN, HN trong chương trình giáo dục phổ thông mới qua các buổi sinh hoạt báo cáo chuyên đề, nghiên cứu bài học. Chỉ đạo các GVCN, GVBM tuyên truyền các vai trò tác dụng của HĐTN, HN đến HS, CMHS thay đổi nhận thức này, làm mỗi HS và CMHS thấy được vai trò, tác dụng của HĐTN, HN đến với việc hình thành, phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS.
Bốn là, thường xuyên kiểm tra, rà soát, nắm bắt thông tin về việc nhậnthức của CBQL, GV, HS, CMHS để có kế hoạch, giải pháp điều chỉnh kịp thời. Đồng thời cần kết hợp giữa việc nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực, trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho đội ngũ tổ chức HĐTN, HN. Bên cạnh đó cần phải sắp xếp bố trí thời gian, công việc để CBQL, GV, CMHS có thể tham gia các lớp tuyên truyền.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo HĐTN, HN phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, đánh giá thông tin về mức độ nhận thức của các lực lượng tham gia HĐTN, HN chính xác để có kế hoạch tuyên truyền hiệu quả.
- Nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách báo, văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, của Bộ GD&ĐT để qua đó thấy được tầm quan trọng của HĐTN, HN.
-Thống nhất tư tưởng trong đội ngũ về vai trò và tầm quan trọng của công tác tổ