8. Bố cục của luận văn
2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch và các điều kiện phục vụ
học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch và các điều kiện phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Kế hoạch giáo dục ở nhà trường phổ thông là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chương trình và chuẩn chương trình GDPT quốc gia vào thực tiễn nhà trường cho phù hợp. Để tổ chức HĐTN, HN có hiệu quả cao, cần có một kế hoạch tổng thể và các kế hoạch chi tiết. Trong quản lý giáo dục, thì quản lý kế hoạch là vấn đề quan trọng, vấn đề đầu tiên của quản lý. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN, HN là quá trình xây dựng các mục tiêu cho công tác tổ chức HĐTN, HN và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để thực hiện được các mục tiêu đặt ra.
Kế hoạch của HĐTN, HN được chia thành nhiều kế hoạch nhỏ, trong đó kế hoạch tổ chức các hoạt động HN thông qua tham quan, các buổi sinh hoạt HN, kế hoạch tổ chức chuyên đề, kế hoạch tổ chức câu lạc bộ, kế hoạch tổ chức các buổi giao lưu, tích hợp vào nội dung giảng dạy các môn văn hóa… phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt từ đầu năm học. Kế hoạch hóa về HĐTN, HN cho HS càng chi tiết, rõ ràng thì hiệu quả của hoạt động này càng được nâng cao; kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, HN cho HS phải đảm bảo những yêu cầu sau: kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi và có khả năng linh hoạt trong điều kiện thực tế...
Nhằm để đánh giá thực trạng công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch và các điều kiện phục vụ HĐTN, HN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được số liệu thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Đánh giá công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch và các điều kiện phục vụ HĐTN, HN của Hiệu trưởng (tính theo %).
T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không bao giờ 1
Hiệu trưởng lập kế hoạch tổ chức HĐTN, HN cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng.
0,0 0,0 33,3 66,7
2
Lập kế hoạch về cơ sở vật chất (mua sắm, sử dụng và bảo quản) và tài chính cho tổ chức HĐTN, HN.
T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không bao giờ 3
Lập kế hoạch và phát triển đội ngũ tham gia tổ chức HĐTN, HN cho nhà trường.
0,0 0,0 20,0 80,0
4 Lập kế hoạch phối hợp với các lực
lượng liên quan. 0,0 13,3 13,3 73,4 5 Liên hệ, kết hợp với địa phương trong
việc sử dụng hợp lý HS ra trường. 0,0 0,0 0,0 100,0
6
Có kế hoạch hướng dẫn cho cha mẹ HS trong việc định hướng việc chọn ngành, nghề của HS.
0,0 10,0 23,3 66,7
Qua kết quả khảo sát cũng đã cho thấy các hiệu trưởng chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng kế hoạch, hay nói khác đi là chưa thường xuyên và không có kế hoạch riêng biệt cho tổ chức HĐTN, HN. Nội dung công tác tổ chức HĐTN, HN hầu như các trường không có sự chuẩn bị trước, kế hoạch năm học của nhà trường chỉ tập trung vào việc giáo dục đạo đức HS và giáo dục các môn văn hoá cơ bản, kế hoạch tổ chức HĐTN, HN rất nhiều trường chỉ lập thành một mục trong kế hoạch chung cho cả năm học, thậm chí có 66,7% ý kiến cho rằng hiệu trưởng nhà trường không xây dựng kế hoạch chuyên đề dành cho hoạt động này.
Ngoài yếu tố đội ngũ làm công tác tổ chức HĐTN, HN, thì các yếu tố khác như CSVC, tài chính… là những yếu tố quyết định hiệu quả của công tác tổ chức HĐTN, HN. CSVC là điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, trong những năm gần đây, các trường phổ thông trong tỉnh Cà Mau nói chung và ở địa bàn huyện Đầm Dơi nói riêng đều được Sở đầu tư về CSVC và trang thiết bị dạy học. CSVC và trang thiết bị của các trường được từng bước cải thiện, trường lớp khang trang sạch đẹp hơn, trang thiết bị cũng được đầu tư đúng mức từng bước đáp ứng được sự đổi mới của của giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng. Tuy nhiên, CSVC và trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức HĐTN, HN còn nhiều bất cập. Có đến 80% ý kiến cho rằng hiệu trưởng các trường không lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa CSVC, trang thiết bị phục vụ cho tổ chức HĐTN, HN mà chỉ phục vụ chủ yếu cho hoạt động dạy và học các môn văn hóa khác.
Về tài chính, các trường không có nguồn tài chính phục vụ cho việc tổ chức các HĐTN, HN, không có chế độ chi trả nào cho GV làm công tác tổ chức HĐTN, HN,
những GV làm công tác này là những GV kiêm nhiệm thiếu tiết chuẩn theo quy định, nên không thu hút được GV tận tụy với hoạt động này. Việc huy động các nguồn từ các mạnh thường quân cũng dành cho quỹ khuyến học của nhà trường chi cho việc học tập của HS, chứ không phục vụ cho tổ chức HĐTN, HN.
Về đội ngũ, 80% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng các trường chưa thật sự quan tâm đến lực lượng làm công tác tổ chức HĐTN, HN, GV tổ chức HĐTN, HN của các trường đều là GV kiêm nhiệm, không phải GV chuyên trách, đều chưa qua tập huấn về nội dung và các hình thức tổ chức HĐTN, HN.
Có đến 73,4% GV cho rằng Hiệu trưởng không bao giờ có kế hoạch phối hợp với các lực lượng liên quan, hầu như các trường hoàn toàn bị động, một phần do cấp trên không có kế hoạch chỉ đạo, một phần do điều kiện của các trường. Các trường đều nghĩ rằng chức năng của họ chỉ dạy các môn văn hóa cơ bản, việc phối hợp với các lực lượng liên quan do các trung tâm dạy nghề, các cơ quan ở địa phương phải đảm nhiệm. Từ đó dẫn đến việc liên hệ, kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý HS ra trường hầu như không có và có đến 100% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng chưa từng làm những công việc như thế này.
Có kế hoạch hướng dẫn cho CMHS trong việc định hướng việc chọn ngành, nghề của HS ngay từ đầu năm học, tuy nhiên chỉ nói qua loa, chưa tập trung chủ chính vào nội dung tổ chức HĐTN, HN, trong những buổi họp cha mẹ HS, lãnh đạo nhà trường cũng chủ yếu nhắc nhở CMHS chăm lo cho việc học tập các môn văn hóa của con em họ, việc thực hiện nội quy của nhà trường và một số quy định liên quan. Kết quả là khi khảo sát có đến 76,7% ý kiến cho rằng hiệu trưởng các trường không có kế hoạch hướng dẫn cho CMHS trong việc định hướng việc chọn ngành, nghề của các em.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rõ một vấn đề là việc lập kế hoạch để phát triển đội ngũ làm công tác tổ chức HTTN, HN chưa được quan tâm. Có đến 80% ý kiến cho rằng hiệu trường nhà trường không có kế hoạch để phát triển đội ngũ làm công tác tổ chức HĐTN, HN. Vấn đề này sẽ dẫn đến hệ quả là không có nguồn nhân lực để thực hiện Chương trình GDPT mới. Vì vậy, trực trạng trong công tác này là phản ánh rất đúng thực tế hiện nay ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Do đó, CBQL cần phải nhìn thẳng vấn đề để có những giảp pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả trong tổ chức HĐTN, HN và giúp HS tham gia trải nghiệm nhiều hơn để có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nghành nghề.
Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề trên, người CBQL và các lực lượng tham gia vào HĐTN, HN phải thật sự tìm ra những biện pháp khả thi và hiệu quả thì mới thay đổi được nhận thức và hành động của đội ngũ những người làm công tác tổ chức HĐTN, HN.