8. Bố cục của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các
3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho
- Thường xuyên phối hợp với các lực lượng như đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức tốt các buổi tuyên truyền.
- Cần có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, tài chính, CSVC, thời gian, nội dung, hình thức tuyên truyền HĐTN, HN để công tác tuyên truyền đem lại hiệu quả cao và tạo được sự đồng thuận từ người nghe.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh học sinh
a. Mục tiêu của biện pháp
Kế hoạch giáo dục HĐTN, HN là bản dự kiến triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn và của nhà trường trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu của HĐTN, HN. Kế hoạch giáo dục HĐTN, HN là công cụ có tính pháp quy để tổ trưởng chuyên môn quản lý, chỉ đạo các hoạt động của tổ; là cơ sở để xây dựng các kế
hoạch khác của tổ chuyên môn; là định hướng nhất quán cho các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ.
Kế hoạch giáo dục của tổ cũng là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường và do tổ chuyên môn trực tiếp chỉ đạo các GV trong tổ xây dựng; là cơ sở cho mỗi thành viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân năm học và là định hướng và mục tiêu để mọi thành viên trong tổ cùng thực hiện.
b. Nội dung và cách thực hiện
- GV là người đề xuất các chủ đề HĐTN, HN; nội dung chủ đề HĐTN, HN: Trên cơ sở nghiên cứu chương trình HĐTN, HN; các yêu cầu cần đạt được thể hiện trong chương trình; GV là lên ý tưởng về chủ đề, nội dung chủ đề HĐTN, HN được tổ chức trong học kỳ, năm học. Dựa trên ý tưởng đề xuất của GV, tổ chuyên môn thống nhất lựa chọn các chủ đề, nội dung; loại hình và phương thức tổ chức HĐTN, HN cho kế hoạch giáo dục HĐTN, HN học kỳ, năm học.
- GV là người cụ thể hóa kế hoạch giáo dục HĐTN, HN trong năm học, học kỳ thành các kế hoạch HĐTN, HN theo chủ đề. Dựa trên kế hoạch giáo dục HĐTN, HN đã xây dựng trong năm học, học kỳ GV sẽ cụ thể hóa các hoạt động tổ chức nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS được quy định trong chương trình HĐTN, HN. Mặc dù việc đề xuất, lập kế hoạch dự thảo là nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn, tuy nhiên, các GV bộ môn góp phần trong việc xây dựng nó, đặc biệt là cụ thể hóa và hoàn thiện.
- Kế hoạch giáo dục HĐTN, HN, khi được hiệu trưởng phê duyệt, sẽ là căn cứ để GV triển khai thực hiện. GV cần nắm rõ các công việc và nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch để thực hiện theo đúng lịch trình. Mỗi GV có thể cụ thể hóa kế hoạch giáo dục HĐTN, HN thành kế hoạch cá nhân chi tiết và cụ thể hơn để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch giáo dục HĐTN, HN vì thế vừa là quá trình thực hiện các kế hoạch đặt ra, vừa là quá trình cá nhân hóa các nhiệm vụ phù hợp với mỗi GV trong năm học.
- GV là người đánh giá, phản hồi và điều chỉnh kế hoạch giáo dục HĐTN, HN trong năm học, học kỳ: Dựa vào thực tiễn tổ chức các chủ đề, hoạt động trong kế hoạch giáo dục HĐTN, HN đã xây dựng GV sẽ đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả; từ đó thông tin phản hồi đến tổ chuyên môn để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp. Quá trình này được thực hiện liên tục trong năm học.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Đảm bảo tính pháp lý trong xây dựng kế hoạch giáo dục HĐTN, HN: Khi xây dựng kế hoạch giáo dục HĐTN, HN, cần dựa trên các văn bản, kế hoạch ở cấp cao hơn. Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các
kế hoạch theo hướng cụ thể hóa và chi tiết hóa các kế hoạch tổng thể, các định hướng chung.
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình HĐTN, HN đã quy định: HĐTN, HN cần đảm bảo hình thành cho HS các năng lực đặc thù được quy định trong chương trình HĐTN, HN, những phẩm chất chung và các năng lực chung đươc quy định trong Chương trinh GDPT tổng thể.
- Đảm bảo tính lôgic của mạch nội dung, mạch hoạt động và tính thống nhất trong và giữa các môn học, hoạt động giáo dục: Khi xây dựng kế hoạch giáo dục HĐTN, HN phải đảm bảo duy trì và thực hiện mạch nội dung, mạch hoạt động được quy định trong chương trình HĐTN, HN.
- Đảm bảo căn cứ vào khối lượng và thời lượng giáo dục để phân chia các chủ đề, nội dung giáo dục HĐTN, HN sao cho đảm bảo tính khả thi và tính phù hợp với đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung giáo dục địa phương: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục phải chú trọng đến sự phân hóa các điều kiện giáo dục, đối tượng giáo dục để đề xuất nội dung và thời lượng giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, các chủ đề, nội dung được xây dựng cần bao quát đủ các mạch nội dung, mạch hoạt động và các yêu cầu cần đạt của khối lớp được thể hiện trong chương trình HĐTN, HN quy định.
- Đảm bảo đa dạng hóa các loại hình, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động, phương án đánh giá kết quả hoạt động: Khi xây dựng kế hoạch giáo dục HĐTN, HN HS cần được tham gia vào các hoạt động khác nhau để trải nghiệm sự đa dạng, phong phú của thực tiễn đời sống xã hội, đó là: Hoạt động có tính khám phá, hoạt động có tính thể nghiệm, tương tác, hoạt động có tính cống hiến, hoạt động có tính nghiên cứu. Từ các phương thức này, nhà giáo dục lựa chọn các phương pháp tương ứng, phát huy được tính tích cực hoạt động của HS.
- Đảm bảo huy động các nguồn lực xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục HĐTN, HN; có lộ trình, kế hoạch thực hiện chi tiết, khả thi. Nguyên tắc này yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục HĐTN, HN trong năm học cần cú sự tham gia của đa dạng các lực lượng giáo dục khác nhau từ ban giám hiệu, GV chủ nhiệm, GVCN, GVBM, các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường, gia đình; cộng đồng địa phương.... Từ đó tạo tính thống nhất, hiệu quả trong thực hiện các HĐTN, HN.