Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 81 - 83)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp cho giáo viên

a. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, HN cho GV THPT để GV có kiến thức về trải nghiệm, hướng nghiệp, phát triển năng lực tổ chức hoạt động này và những năng lực khác đáp ứng yêu cầu của nội dung giáo dục hướng nghiệp cho HS.

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng là sau mỗi khóa bồi dưỡng, GV có được cả kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ ở mức cao hơn. Do vậy, đòi hỏi bồi dưỡng xác định được cho GV đạt được năng lực, kiến thức, kỹ năng cần phải bồi dưỡng để có thể tổ chức tốt HĐTN, HN cho HS, nhất là khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. Nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo giữa yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng với nhu cầu của người học để tạo hứng thú và phát huy sở trường cho GV.

b. Nội dung và cách thực hiện

Nhằm đảm bảo nhu cầu nguồn nhân lực cho tổ chức HĐTN, HN ở các trường THPT luôn được đáp ứng đầy đủ về chất lượng và đảm bảo số lượng thì việc bồi dưỡng năng lực tổ chức cho GV là hết sức cần thiết, nhất là khi thực hiện Chương trình GDPT tổng thể 2018. Bởi lẽ qua công tác này nhà trường sẽ biết được nhu cầu nhân lực cần thiết, biết được những kiến thức, kỹ năng, năng lực nào mà GV cần phải được bồi dưỡng. Để thực hiện tốt công tác này cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, xác định mục tiêu, nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, HN cho GV ở nhà trường. Để xác định mục tiêu bồi dưỡng và phát triển năng lực tổ chức HĐTN, HN cho GV ở các trường THPT cần căn cứ vào: Nhu cầu tổ chức thực tế ở nhà trường; yêu cầu trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức HĐTN, HN ở trường THPT.

Hai là, phân tích tình hình nguồn nhân lực cho tổ chức HĐTN, HN của các trườnghiện có, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và các nội dung cần bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường cần yêu CBQL và GV tích cực cho ý kiến về nguồn nhân lực tổ chức HĐTN, HN của nhà trường chưa đáp ứng được những kiến thức, kỹ năng nào, các kiến thức, kỹ năng, năng lực nào cần thiết để lựa chọn bồi dưỡng trước. Trên cơ sở đó tổng hợp ý kiến và phân tích tình hình nguồn nhân lực tham gia HĐTN, HN của nhà trường, đề ra những thuận lợi và khó khăn, từ đó để có kế hoạch bồi dưỡng HĐTN, HN hợp lý, hiệu quả. Trong quá trình này chú ý đến đội ngũ có năng khiếu, có tưu duy tổ chức các hoạt động đề tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Ba là, kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng, phát triển năng lực tổ chức HĐTN, HN cho GV ở các trường THPT. Trong kế hoạch cần xác định nhu cầu bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, mục tiêu bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, người bồi dưỡng, kinh phí bồi dưỡng... Lựa chọn nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng tổ chức HĐTN, HN cho GV một cách phù hợp nhất.

Bốn là, tổchức, chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, HN cho GV ở các trường THPT. Đây là một quá trình quan trọng để hoàn thành mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho GV, chính vì vậy trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần phải lập danh sách các nội dung chương trình bồi dưỡng, các hình thức, phương pháp bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng, năng lực được bồi dưỡng về cho tổ chức HĐTN, HN, thời gian bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng và người tham gia bồi dưỡng, theo dõi và đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Năm là, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho GV sau khi được bồi dưỡng về HĐTN, HN ở các trường THPT. Việc sắp xếp, bố trí GV cho tổ chức HĐTN, HN ở nhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm rõ được kiến thức, kỹ năng, năng lực của từng CBQL, GV trong công tác và qua kết quả đào tạo, bồi dưỡng về cho tổ chức HĐTN, HN; từ đó phân công công việc hợp lý, đúng năng lực, sở trường của từng người, nhằm phát huy hiệu quả nhất trong công việc.

Sáu là, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, HN cho GV ở các trường THPT. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp quản lý nhà trường biết được mức độ đáp ứng cho công việc sau khi đào tạo, bồi dưỡng, nắm được các thông tin phản hồi để từ đó điều chỉnh kế hoạch nhằm thực hiện tốt hơn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng tổ chức HĐTN, HN ở những lần sau.

Chúng ta thực hiện theo quy trình này thì chắc chắn HĐTN, HN cho HS sẽ phát huy được hiểu quả và đem lại sự hứng thú của HS khi thamgia vào các hoạt động của nội dung này.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Từ thực trạng ở chương 2 luận văn cho thấy, năng lực QL tổ chức, điều hành HĐTN, HN ở các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn; công tác QL đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, HN cho GV còn nhiều lúng túng. Do vậy, lãnh đạo các nhà trường cần phải thường xuyên, liên tục có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng tham gia HĐTN, HN bằng nhiều hình thức khác nhau như:

- Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, năng lực tổ chức HĐTN, HN ở nhà trường; mời chuyên gia về lĩnh vực này để tăng thêm hiệu quả tập huấn, bồi dưỡng.

- Đầu tư tổ chức tốt các HĐTN, HN mẫu và mời các lực lượng tham gia HĐTN, HN tham dự. Sau đó tổ chức họp rút kinh nghiệm, lắng nghe các ý kiến góp ý để điều chỉnh cho các hoạt động sau được hoàn chỉnh hơn.

- Tổ chức cho các thành viên cốt cán tham gia học tập kinh nghiệm ở các trường có công tác tổ chức, điều hành HĐTN, HN hiệu quả.

- Thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin về việc thực hiện kế hoạch, phối hợp thực hiện HĐTN, HN, soạn giáo án cho tổ chức HĐTN, HN của GVCN để nhắc nhở bổ sung điều chỉnh kịp thời.

- Đầu tư tài liệu, sách báo, băng đĩa liên quan đến các kiến thức, năng lực tổ chức HĐTN, HN và luôn động viên, nhắc nhở GV, GVCN, HS tự bồi dưỡng.

- Luôn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, kiến thức, kỹ năng, năng lực tổ chức điều hành của các cá nhân, tổ chức tham gia HĐTN, HN để từ đó có biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời, đồng thời biết được khả năng, năng lực của từng cá nhân, tổ chức nhằm bố trí, bồi dưỡng hợp lý hơn cho những hoạt động sau được chất lượng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)