8. Bố cục của luận văn
3.4. Khảo nhiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trả
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (tính theo %).
T T BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
86,5 13,5 0,0 0,0
2 Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh 76,9 23,1 0,0 0,0
3
Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho phù hợp với thực tiễn
88,5 11,5 0,0 0,0
4
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên
71,2 28,8 0,0 0,0
5
Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính và thời gian đảm bảo cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
69,2 26,9 3,9 0,0
6 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh 88,5 11,5 0,0 0,0
7 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 75,0 21,2 3,8 0,0
Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy đa phần CBQL, GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau đều cho rằng các biện pháp đề ra là
rất cấp thiết cho việc quản lý HĐTN, HN trong nhà trường (cao nhất là 88,5% và thấp nhất 69,2%). Tỉ lệ đánh giá ở hai mức cấp thiết và rất cấp thiết của CBQL, GV đều trên 96%. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng mức độ cấp thiết không cao như biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên” chiếm 28,8%, hay “Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính và thời gian đảm bảo cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” chiếm 26,9%. Có 3,8% ý kiến cho rằng biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” là ít cấp thiết. Điều làm chúng tôi an tâm là không có ý kiến nào đánh giá các biện pháp đề ra là không cấp thiết.
Tóm lai, qua số liệu bảng khảo nghiệm trên thấy rằng các biện pháp chúng tôi đưa ra đều có khả năng áp dụng vào thực tiễn các trường THPT, chứng tỏ các biện pháp đảm bảo được các nguyên tắc thực tiễn và phù hợp với các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (tính theo %).
T T BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ KHẢ THI Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
84,6 15,4 0,0 0,0
2 Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh 88,5 11,5 0,0 0,0
3
Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho phù hợp với thực tiễn
76,9 23,1 0,0 0,0
4
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên
73,1 26,9 0,0 0,0
5
Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính và thời gian đảm bảo cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
80,8 17,3 1,9 0,0
6 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh 78,8 21,2 0,0 0,0
7 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với
Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy tuy có sự đánh giá khác nhau về mức độ khả thi đối với từng biện pháp (thể hiện sự chênh lệch về tỉ lệ %), nhưng đa phần CBQL, GV đều cho rằng các biện pháp đề ra là rất khả thi cho việc quản lý HĐTN, HN trong nhà trường (cao nhất là 80,8% và thấp nhất là 69,2%), tỉ lệ đánh giá ở hai mức khả thi và rất khả thi của CBQL, GV đều trên 94%. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng mức độ khả thi không cao như biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho GV” chiếm 26,9%, hay “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” chiếm 25,0%. Có 5,8% ý kiến cho rằng biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” là ít khả thi; không có ý kiến nào đánh giá các biện pháp đề xuất ở mức không khả thi. Như vậy, kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính khả thi của các biện pháp là rất cao và hoàn toàn có thể tiến hành được ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
Tóm lại, các biện pháp này, tuy chưa đầy đủ và đáp ứng được hết các yêu cầu về nâng cao chất lượng QL HĐTN, HN cho HS ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau nhưng chúng tôi cho rằng, đây là những biện pháp cốt lõi, rất cấp thiết, rất khả thi và quan trọng trong QL hoạt động này.
Các biện pháp này nếu được thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, tác động đồng thời đến nhiều đối tượng QL trên cơ sở phù hợp với điều kiện nhà trường chắc chắn sẽ có những thay đổi tích cực và mang lại hiệu quả cao trong công tác QL, đáp ứng các yêu cầu thực hiện mục tiêu GD nói chung và HĐTN, HN nói riêng ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua việc phân tích thực trạng, biết được những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức HĐTN, HN, chúng tôi đã đưa ra 7 biện pháp nhằm góp phần tăng cường và nâng cao công tác QL HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Từ kết quả khảo nghiệm cho biết, cả 7 biện pháp đưa ra điều được CBQL và GV đánh giá là cấp thiết và khả thi, không có biện pháp nào đánh giá ở mức không cấp thiết hay không khả thi. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có mức độ cấp thiết và khả thi nhất định, mỗi biện pháp QL đều có một vai trò và chức năng riêng và các biện pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình QL, không có biện pháp nào là vạn năng.
Vì vậy, lãnh đạo các nhà trường cần phải biết vận dụng các biện pháp QL một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức HĐTN, HN. Khi đó các biện pháp QL này sẽ giúp lãnh đạo các nhà trường mở chìa khóa thành công trong công tác QL, chỉ
đạo HĐTN, HN ở nhà trường được tốt hơn trong những năm học tiếp theo. Đó là mục tiêu rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐTN, HN để góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho HS của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và HĐTN, HN ở các trường THPT nói riêng. Trong quá trình tổ chức HĐTN, HN, các thầy cô giáo cần phải thực hiện đồng thời tất cả các biện pháp này, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về mặt lý luận
HĐTN, HN có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, là chương trình giáo dục bắt buộc cho HS phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 nói chung và HS các trường THPT nói riêng. Với tầm quan trọng và sự cấp thiết đó, luận văn đã tiến hành nghiên cứu hệ thống hóa, làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm liên quan đến đề tài. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý HĐTN, HN trong trường THPT; làm rõ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và các hình thức tổ chức HĐTN, HN ở cấp THPT.
Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Quản lý HĐTN, HN trong trường phổ thông có vai trò quyết định hiệu quả của mục tiêu HĐTN, HN ở các trường THPT. Ngoài ra hoạt động này còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của HS, điều chỉnh hứng thú của các em theo hướng phù hợp với năng lực học tập sở thích, góp phần tích cực có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý HS sau khi tốt nghiệp THPT, điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đã làm sáng tỏ về thực trạng HĐTN, HN và QL HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Qua khảo sát và thực tiễn cho thấy rằng đa số CBQL, GV và HS đều có những nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò quan trọng của HĐTN, HN trong nhà trường THPT, từ đó đã có những nỗ lực, những cố gắng góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức HĐTN, HN.
Trong thời gian qua, mặc dù HĐTN, HN không được tập trung đầu tư và dành nhiều thời lượng như những môn khoa học cơ bản nhưng công tác tổ chức HĐTN, HN cũng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương các cấp, ngành GDĐT từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt ở các trường THPT, Hiệu trưởng nhà trường cũng đã chú trọng, có kế hoạch triển khai HĐTN, HN với những hình thức, phương pháp và mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tình hình mỗi nhà trường, song kết quả đạt được còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số CBQL, GV và HS còn thờ ơ với HĐTN, HN. Đội ngũ CBQL và GV làm công tác tổ chức HĐTN, HN còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với quy mô và yêu cầu thực tế cho công tác tổ chức HĐTN, HN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau do chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và hình thức tổ chức.
Tóm lại, luận văn đã phân tích thực trạng công tác QL HĐTN, HN và từ đó đề xuất 7 nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động này. Khi thực hiện đồng bộ các biện pháp, chắc chắn chúng ta sẽ giúp các em không chỉ phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân mà còn giúp các em khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử; được tìm hiểu những nét đẹp của quê hương, đất nước, con người, qua đó các em được bồi đắp thêm về lối sống có trách nhiệm, về tình yêu quê hương đất nước.
1.3. Về tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp QL HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau nhằm góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập trong công tác QL HĐTN, HN hiện nay. Các biện pháp tác giả đã đưa ra là quá trình nghiên cứu từ lý luận và được khảo sát, phân tích, khảo nghiệm từ thực tiễn QL HĐTN, HN, trên cơ sở căn cứ và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và những văn bản quy định của cơ quan QLGD các cấp. Những kết quả nghiên cứu của luận văn khi áp dụng thực hiện một cách đồng bộ, chủ động và linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả tích cực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của HĐTN, HN nói riêng và mục tiêu giáo dục toàn diện người học nói chung.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục ban hành Thông tư hướng dẫn về tổ chức HĐTN, HN ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Chỉ đạo, đầu tư tư tài chính, trang thiết bị phục vụ công tác tổ chức HĐTN, HN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Tổ chức Hội thảo, Hội nghị hay các đợt Tập huấn về tổ chức HĐTN, HN cho CBQL và đội ngũ GV cốt cán cấp tỉnh.
- Cho phép các trường ĐH mở rộng mã ngành đào tạo GV chuyên trách công tác tổ chức HĐTN, HN nhằm đáp ứng Chương trình GDPT 2018 và đáp ứng nhu cầu GV cho các trường THPT hiện nay.
- Chỉ đạo các trường Đại học sư phạm đưa chương trình HĐTN, HN vào dạy học cho các sinh viên.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- Cần có kế hoạch cụ thể trong việc quy hoạch lại hệ thống CSVC ở các trường THPT, đầu tư xây dựng thêm các phòng thí nghiệm - thực hành.
- Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở dạy nghề, các trường Cao đẳng, Đại học trong tỉnh; chỉ đạo hình thành mối quan hệ liên kết với các trường THPT trong việc tổ chức HĐTN, HN.
bàn tỉnh Cà Mau tạo điều kiện cho nhà trường phối hợp đưa HS đến tham quan, trải nghiệm.
- Đầu tư tu bổ lại các Di tích lịch sử cấp Quốc gia và cấp Tỉnh cũng như các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau để nhà trường phối hợp đưa HS đến tham quan, trải nghiệm và học tập.
- Có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan truyền thông như Báo Cà Mau, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau,... xây dựng chuyên mục giới thiệu, quảng bá các sản phẩm có thương hiệu, các ngành nghề đang phát triển ở địa phương.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau
- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức HĐTN, HN phù hợp với đặc điểm của HS và điều kiện thực tế của từng địa phương. Cần chỉ đạo CBQL các đơn vị, cơ sở trực thuộc nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của HĐTN, HN, nhất là chuẩn bị thực hiện CT GPPT 2018.
- Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV về các chuyên đề liên quan đến HĐTN, HN.
- Tăng cường công tác QL, chỉ đạo và giám sát việc triển khai và thực hiện nội dung, chương trình HĐTN, HN ở các trường THPT chặt chẽ hơn. Đưa vào kế hoạch kiểm tra chuyên môn để có những chấn chỉnh và chỉ đạo kịp thời.
- Có kế hoạch tham mưu, phối hợp với chính quyền các cấp huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác HĐTN, HN, đặc biệt là việc huy động các lực lượng xã hội tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc xây dựng CSVC, trang thiết bị cho các trường THPT.
- Cuối năm cần có nhận xét, đánh giá công tác HĐTN, HN ở các trường và có chính sách khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác HĐTN, HN cho HS.
2.4. Đối với các Trường Trung học phổ thông
- Cấp ủy; Ban Giám hiệu phải luôn xác định vai trò trách nhiệm quản lý HĐTN, HN trong nhà trường; thành lập và củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo HĐTN, HN ở nhà trường; củng cố, kiện toàn Tổ tư vấn tâm lý của nhà trường.
- Tạo điều kiện cho các GV được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và tham quan học tập kinh nghiệm của trường bạn làm sao cho công tác hoạt động của nhà trường ngày càng chuyên nghiệp, đồng bộ và hiệu quả.
- Tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường để có sự gắn kết trong việc tổ chức, quản lý các HĐTN, HN cho HS; vận động xã hội hóa các nguồn lực hỗ trợ nhà trường tổ chức tốt HĐTN, HN.
HN ở nhà trường phải chi tiết, rõ ràng và khoa học.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng, hình thức tổ chức HĐTN, HN cho CBQL và GV.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá nhằm nắm được thực trạng và có các thông