8. Bố cục của luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiêm, hướng nghiệp
Mau
2.5.1. Ưu điểm
Qua khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng ở chương 2 luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng quản lý HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau có những kết quả thuận lợi như sau:
- Điều kiện kinh tế xã hội và tình hình giáo dục ở huyện Đầm Dơi rất ổn định và phát triển. Huyện Đầm Dơi là mãnh đất có truyền thống hiếu học, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh luôn quan tâm và luôn luôn ủng hộ việc học của con em huyện nhà.
- HĐTN, HN luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, ngành GDĐT bằng những chính sách, đầu tư cụ thể về kinh phí, CSVC, trang thiết bị dành cho HĐTN, HN; bên cạnh đó HĐTN, HN luôn nhận được sự quan tâm và phối hợp tích cực từ các lực lượng xã hội, PH, các doanh nghiệp, các cơ sở GDĐT, DN….
- CBQL, GV có nhận thức khá đúng, hiểu biết tương đối đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của HĐTN, HN trong trường THPT; PH, HS nhận thức được sự cần thiết về HĐTN, HN, có ý thức trong học tập, biết đánh giá năng lực bản thân, việc lựa chọn nghề nghiệp có sự nghiên cứu dựa trên cơ sở năng lực, sở trường, hứng thú và nguyện vọng của cá nhân HS.
2.5.2. Hạn chế
Qua khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng ở chương 2 luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng quản lý HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau có những mặt hạn chế như sau:
- Nhận thức của một bộ phận CBQL, GV, HS, CMHS về HĐTN, HN chưa cao. Ở một số trường THPT, quỹ thời gian và công tác tổ chức HĐTN, HN chưa được QL một cách hiệu quả.
- Điều kiện CSVC phục vụ cho HĐTN, HN ở trường THPT tuy có sự đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, ít quan tâm cho đầu tư HĐTN, HN; nguồn tài chính chi cho công tác này còn hạn chế. Hầu hết các trường THPT chưa có phòng tư vấn tâm lý và HN, mảng HĐTN, HN chưa được đầu tư đúng mức về nhân sự, nội dung, phương pháp, hình thức, tài liệu, công tác truyền thông,...
- Đội ngũ GV làm công tác tổ chức HĐTN, HN chưa qua đào tạo, ít và hầu như chưa được bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về tổ chức HĐTN, HN; nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức, tài liệu phục vụ cho HĐTN, HN còn hạn chế, thiếu cập nhật.
- Các trường không có GV chuyên trách làm công tác tổ chức HĐTN, HN, đa số các trường chưa thật sự quan tâm và chưa chủ động trong việc phát triển đội ngũ làm công tác này. Do đó, việc tổ chức HĐTN, HN còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả và chưa giúp được nhiều cho HS trong việc phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cũng như việc lựa chọn nghề nghiệp.
- Việc tổ chức tham quan thực tế và các hoạt động trải nghiệm cho HS tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp… gặp khó khăn.
- Công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN chưa được các trường THPT quan tâm, chưa có một bộ khung với những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nhằm giúp CBQL đánh giá được hiệu quả của HĐTN, HN; thiếu về cơ chế, chính sách nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi về đội ngũ, nội dung, hình thức, phương pháp, … để việc tổ chức và quản lý HĐTN, HN ở trường THPT hiệu quả hơn.
- Công tác huy động các nguồn lực xã hội hóa cho HĐTN, HN chưa tốt. Sự tham gia, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa thực sự thường xuyên và nhịp nhàng, thiếu sự tập trung chỉ đạo sâu sát từ các nhà QL; một bộ phận không nhỏ phụ huynh chỉ muốn con em mình tập trung cho các môn học văn hóa trong nhà trường chứ không muốn con em mình đi tham quan, trải nghiệm bên ngoài nhà trường.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
Qua kết quả nghiên cứu, trao đổi và đánh giá thực trạng ở chương 2, chúng tôi nhận thấy rằng những hạn chế trong QL HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi do những nguyên nhân sau:
của HĐTN, HN đến việc hình thành, bổ sung kiến thức, kỹ năng, năng lực xã hội cho học sinh THPT ở các nhà trường chưa được quan tâm.
- Việc tiếp cận và nắm bắt chương trình đổi mới về HĐTN, HN chưa đáp ứng được theo yêu cầu; đội ngũ tổ chức HĐTN, HN chưa được tiếp cận nhiều với các nguồn thông tin phục vụ cho công tác này.
- Tổ chức HĐTN, HN ở trường THPT nói chung và các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau còn bị xem nhẹ, nên công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tổ chức HĐTN, HN không được đầu tư. Các trường chỉ chú trọng công tác bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng HS giỏi.
- Các nguồn lực tài chính, CSVC, thời gian phần lớn dành cho các hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi các cấp, điều này dẫn đến tài chính và thời gian cho các HĐTN, HN không đảm bảo để tổ chức hoạt động.
- CBQL, GV không được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về các phương pháp tổ chức, hình thức tổ chức nên các HĐTN, HN được tổ chức không đảm bảo, hiệu quả giáo dục không cao.
- CB, GV và HS thiếu kiến thức, kỹ năng, năng lực tổ chức các HĐTN, HN; các nguồn lực tài chính và thời gian hạn chế nên đã ảnh hưởng đến tổ chức các HĐTN, HN có tính giáo dục cao, quy mô lớn.
- Năng lực QL, lãnh đạo việc tổ chức HĐTN, HN của một số Hiệu trưởng chưa được đào tạo bài bản nên việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra chưa được khoa học. Phần lớn CBQL, GV lập kế hoạch QL và làm việc theo kinh nghiệm của bản thân, do đó hiệu quả QL không cao.
- Lãnh đạo các trường THPT chưa xem trọng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, do đó không có kế hoạch phối hợp khoa học, không có quy chế phối hợp, điều này sẽ ảnh hưởng đến quản lý HĐTN, HN và huy động các nguồn lực xã hội hóa cho HĐTN, HN.
- Công tác QL ở các trường THPT phần lớn tập trung vào các hoạt động chuyên môn nên ít dành thời gian nghiên cứu đánh giá kết quả đầu ra của HS thông qua các HĐTN, HN và không chỉ đạo phân công rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân để thu thập các thông tin phản hồi từ các HĐTN, HN. Điều này dẫn đến quá trình QL các HĐTN, HN thiếu thông tin, từ đó không xây dựng được mục tiêu, kế hoạch cụ thể, do đó khi tổ chức HĐTN, HN không đảm bảo chất lượng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ kết quả khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng HĐTN, HN và QL HĐTN, HN ở chương 2, chúng tôi có những nhận định về QL HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau như sau:
Một số CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia HĐTN, HN ở trong và ngoài nhà trường chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐTN, HN nên hoạt động này không được quan tâm đúng mức. Kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và năng lực tổ chức, quản lý HĐTN, HN của CBQL và GV chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc lập kế hoạch chưa khoa học, phần lớn CBQL, GV lập kế hoạch QL và làm việc theo kinh nghiệm của bản thân, vì vậy hiệu quả QL không cao; công tác tổ chức chỉ đạo chưa hợp lý, việc kiểm tra, đánh giá chưa được làm thường xuyên và chưa đáp ứng yêu cầu nên không đánh giá đúng thực tế để có những điều chỉnh kịp thời.
Hơn nữa, công tác QL, phát triển nguồn nhân lực cho HĐTN, HN còn nhiều hạn chế; việc bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, năng lực, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN, HN cho GV và HS ít được quan tâm. GV và HS ít được tập huấn bồi dưỡng năng lực và các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, kỹ năng sinh hoạt tập thể...
Mặt khác, điều kiện về hỗ trợ về tài chính, thời gian, CSVC cho HĐTN, HN còn thiếu nên không phát huy hiệu quả các hoạt động; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cũng như việc xã hội hóa các nguồn lực để tổ chức HĐTN, HN cho HS chưa được quan tâm đúng mức. Dó đó, hiệu quả của HĐTN, HN mang lại không nhiều, không phát huy được phẩm chất và năng lực cụ thể của từng em HS.
Như vậy, từ những nghiên cứu lý luận ở chương 1 và kết quả khảo sát, phân tích thực trạng ở chương 2, chúng tôi lấy đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp QL HĐTN, HN ở chương 3, nhằm mục đích nâng cao chất lượng tổ chức HĐTN, HN và QL HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi trong những năm tiếp theo.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU