Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động trải nghiệm,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 88 - 91)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các

3.2.7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp

a. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra là nhằm thẩm định, kiểm nghiệm mức độ hoàn thành kế hoạch nói chung và kế hoạch HĐTN, HN nói riêng. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình quản

lý HĐTN, HN, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới, kiểm tra HĐTN, HN phải gắn liền với đánh giá kết quả. Qua đó tìm ra nguyên nhân thành công và hạn chế, để rút ra bài học kinh nghiệm. Công tác kiểm tra đánh giá HĐTN, HN giúp người Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời công nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân để tuyên dương khen thưởng.

b. Nội dung và cách thực hiện

Qua phân tích thực trạng ở chương 2 cho thấy rằng, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức HĐTN, HN còn mang tính hình thức, không có tiêu chí để kiểm tra đánh giá, không có kế hoạch kiểm tra rõ ràng, chưa vận dụng linh hoạt các biện pháp để kiểm tra, chủ yếu kiểm tra theo hình thức truyền thống là kiểm tra giáo án và dự giờ một số hoạt động, điều này dẫn đến không đánh giá đúng thực chất và không hiệu quả. Do vậy, để thực hiện tốt biện pháp này, lãnh đạo nhà trường cần phải có kế hoạch kiểm tra, định hướng hoạt động kiểm tra theo từng thời gian cụ thể. Kiểm tra, đánh giá phải dựa theo chương trình, kế hoạch đã định, phải có tiêu chí cụ thể cho từng hoạt động, có thể định tính, định lượng hoặc được thừa nhận của tập thể. Nhằm đem lại hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá cần thực hiện theo các bước quản lý sau:

Một là, xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá là để biết được mức độ hoàn thành kế hoạch, từ đó tìm ra những tồn tại, hạn chế từ đó điều chỉnh kế hoạch thực hiện tốt hơn. Qua kiểm tra sẽ biết được các tập thể, cá nhân xuất sắc từ đó khen thưởng, động viên, kịp thời.

Hai là, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Đây là vấn đề quan trọng nhất trong khâu đổi mới quá trình kiểm tra, đánh giá. Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng và cần thiết để tiến hành kiểm tra.

Ba là, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá cần phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, tài chính, điều kiện thực hiện, người kiếm tra và người được kiểm tra. Trong kế hoạch phải xác định rõ các phương pháp, nội dung, hình thức, tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá; các kết quả kiểm tra, đánh giá phải đo lường được.

Bốn là, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra HĐTN, HN đã đề ra. Căn cứ vào kế hoạch để tổ chức kiểm tra đảm bảo hiệu quả từ việc phân công người kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các nội dung kiểm tra. Tùy theo điều kiện thực tiễn của từng trường để có thể tiến hành kiểm tra HĐTN, HN phù hợp như: Kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình; kiểm tra việc thực hiện xây dựng kế hoạch; kiểm tra việc thực hiện

tổ chức kế hoạch; kiểm tra việc sử dụng và bảo quản CSVC cho HĐTN, HN; kiểm tra việc sử dụng tài chính cho HĐTN, HN; kiểm tra sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức HĐTN, HN cho HS; kiểm tra công tác xã hội hóa giáo dục HĐTN, HN cho HS.

Năm là, chỉ đạo kiểm tra các HĐTN, HN. Để công tác kiểm tra luôn đảm bảo đúng theo kế hoạch, lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện. Công tác chỉ đạo kiểm tra phải thường xuyên cho từng tuần, từng tháng, từng quý, từng năm và cho từng HĐTN, HN cụ thể. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải thường xuyên báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Sáu là, tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN. Tổng kết công tác này là để rà soát lại các nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, cần điều chỉnh những gì, nguồn nhân lực, tài chính, CSVC hỗ trợ có những khó khăn nào để từ đó có giải pháp khắc phục. Việc kiểm tra, đánh giá sẽ giúp GV, CMHS có những thông tin ngoài từ đó điều chỉnh hoạt động giáo dục phù hợp với từng đối tượng HS để đưa ra các giải pháp giáo dục uốn nắn phù hợp, phát hiện các tố chất, năng lực của từng HS, qua đó có tác động thiết thực hơn; giúp GV, CMHS thấy được các phương pháp, nội dung, hình thức giáo dục tích cực, hoàn thiện hơn.

Mặt khác, công việc này sẽ giúp cho nhà QL nắm được tổng quan các vấn đề, thông tin cần thiết về thực trạng QL, tổ chức hoạt động này ở nhà trường để có những chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Động viên khuyến khích những tập thể, cá nhân có sáng kiến, đóng góp nhiều cho HĐTN, HN của nhà trường.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trong quá trình thực hiện biện pháp về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với HĐTN, HN cần chú ý đảm bảo các điều kiện thực hiện như sau:

- Phải đảm bảo tính nguyên tắc trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN để làm rõ thực trạng, từ đó có định hướng điều chỉnh HĐGDTN cho học sinh phù hợp đạt kết quả tốt hơn, vì thế phải đảm bảo tính giáo dục.

- Kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN sẽ giúp cho GV, HS, CMHS, nhà quản lý giáo dục và các lực lượng giáo dục khác biết được các kiến thức, kỹ năng, thái độ HĐTN, TN của học sinh, vì thế phải đảm bảo tính xã hội.

- Kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN sẽ giúp cho việc nhận định kết quả của hoạt động này để tác động tích cực sự phát triển các phẩm chất, nhân cách, kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS, vì thế phải đảm bảo tính khoa học.

- Kiểm tra, đánh giá các HĐTN, HN phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, tính toàn diện về chất lượng, số lượng, các kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ. Kiểm tra, đánh giá các HĐGDTN phải đảm bảo tính hệ thống, logic, thường xuyên, định kỳ, tổng kết rút kinh nghiệm. Kiểm tra, đánh giá các HĐTN, HN phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng.

Khác với hoạt động dạy học trên lớp, HĐTN, HN đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho mọi hoạt động, do đó để kiểm tra HĐTN, HN, phải dựa trên chương trình, kế hoạch đã được quy định. Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, có thể đánh giá định tính, định lượng được hoặc sự thừa nhận của tập thể, của xã hội trong những HĐTN, HN.

Sau khi kiểm tra đánh giá cần phải tổng kết rút kinh nghiệm, nhằm khuyến khích, động viên thực hiện tốt hơn cho các hoạt động sau. Cần phải đưa kết quả đánh giá HĐTN, HN là một tiêu chí để xếp loại thi đua của các lớp, các chi Đoàn, đồng thời là cơ sở để đánh giá mức hoàn thành chức năng nhiệm vụ của CB, GV, đánh giá và xếp loại rèn luyện cho HS.

Điều quan trọng nhất sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo nhà trường cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn cho những hoạt động được tổ chức tiếp theo; đồng thời có sự nhắc nhở, kiểm điểm hay khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân và tập thể có thành tích trong việc tổ chức và quản lý HĐTN, HN. Chính sự đánh giá, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể làm tốt sẽ tạo động lực để mọi người tham gia có thêm động lực để làm tốt hơn công tác này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)