Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 72 - 74)

8. Bố cục của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Quản lý HĐTN, HN liên quan đến nhiều chế định, chế tài, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, Quy chế của các cấp, các ngành ban hành. Do đó, khi xây dựng phải đảm bảo tính quy phạm pháp luật. Thể hiện tính phổ biến, tính chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung. Nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến: tức là nói đến tính khuôn mẫu, các quy định của Nhà nước. Tính chặt chẽ về mặt hình thức đã được pháp luật quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ trong các điều khoản, được thể hiện trong các hình thức xác định.

Các biện pháp QL cần xây dựng dựa trên các văn bản hướng dẫn, từ đó những hoạt động được thực hiện mới bảo đảm tính quy chuẩn chung, đây là cơ sở để biện pháp QL được thực thi đúng trong khuôn khổ của pháp luật.

3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu

Bất cứ một phương pháp, biện pháp tổ chức HĐTN, HN nào thì cuối cùng cũng phải nhằm thực hiện cho được mục tiêu HĐTN, HN đề ra. Hay nói cách khác, mục tiêu QL HĐTN, HN là cái đích phải đạt tới của quá trình QL.

Xác định mục tiêu ngay từ đầu quá trình QL là việc làm hết sức quan trọng, bởi lẽ đó là điểm xuất phát, định hướng, chi phối sự vận động của quá trình QL. Do đó, có thể coi chất lượng và hiệu quả công tác QL phụ thuộc rất quan trọng vào việc định hướng đúng đắn và cụ thể mục tiêu QL. Xác định mục tiêu QL HĐTN, HN là sự kết hợp các yêu cầu kinh tế xã hội, tính quy luật của giáo dục. Do vậy, người Hiệu trưởng phải tập trung QL sao cho các HĐTN, HN đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp phải được xác định rõ nội dung và biện pháp QL.Tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các biện pháp được xác định bởi các yếu tố: thực trạng ban đầu, yếu tố QL và kết quả sau khi thực hiện các biện pháp QL. Sự thay đổi kết quả thực trạng theo mục tiêu của nhà QL đặt ra chính là hiệu quả của quá trình áp dụng biện pháp QL. Để QL HĐTN, HN có hiệu quả, CBQL nhà trường không chỉ biết vận dụng, khai thác tốt các điều kiện thực tế nhà trường và nguồn lực sẵn có mà còn biết tranh thủ, vận dụng, phối hợp và khai thác tốt các nguồn lực ngoài nhà trường để mang

lại hiệu quả tốt nhất trong việc tổ chức, đạt được các mục tiêu GD nhà trường, trong đó có mục tiêu của HĐTN, HN.

Biện pháp đề xuất có tính thuyết phục và khả năng ứng dụng thực tiễn cao, phải kế thừa và phát huy kinh nghiệm, thành quả đã tích lũy của nhà trường. Từ đó, phát huy tối đa khả năng, nội lực của nhà trường thông qua các hoạt động độc lập, chủ động của từng thành viên và không làm phá vỡ, xáo trộn các hoạt động hiện hành, bảo đảm quyền lợi của HS và nhà trường, bảo đảm các quan điểm, luật định, chủ trương, chính sách của Nhà nước.

3.1.4. Đảm bảo tính phù hợp thực tiễn, khả thi

Quản lý giáo dục là sự tác động tự giác có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của quá trình QL, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Và HS là những con người làm chủ tương lai của đất nước cần phải được phát triển toàn diện qua các mặt đức, trí, thể, mỹ.

Tình hình, điều kiện thực tế cụ thể được coi là căn cứ khoa học và thực tiễn trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như đề ra các biện pháp thực hiện. Các giải pháp đưa ra dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường về nguồn lực, các quy chế, quy định của Bộ GDĐT, các chính sách của Trung ương và địa phương đối với người dạy, người học.

Vì vậy, các giải pháp đề xuất phải sát và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của các trường THPT, phù hợp chủ trương, chính sách, truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương, phù hợp với nhận thức của xã hội, mong muốn của PH, HS, nhà trường, đặc biệt phù hợp với các nguồn lực và điều kiện tổ chức của nhà trường.

3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ

Các biện pháp QL HĐTN, HN gắn kết với nhau theo một hệ thống, có liên quan lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau thì khi sử dụng chúng vào thực hiện một mục tiêu nào đó mới có tác dụng làm thay đổi đối tượng. Để thực hiện tốt công tác tổ chức HĐTN, HN cần có sự tham gia của nhiều lực lượng trong xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, chủ động, vì vậy không thể tác động riêng lẽ từng biện pháp. Tính hệ thống của biện pháp QL HĐTN, HN phải được thể hiện bởi các biện pháp gắn kết nhau, hỗ trợ nhau và bổ sung cho nhau mang tính hệ thống.

Theo nguyên tắc này, thì nhà trường cần phải quan tâm, đầu tư và triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Tuy nhiên, từng giai đoạn có sự ưu tiên và đầu tư những biện pháp cụ thể, cũng như việc vận hành chúng phải logic, khoa học và đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, gồm các biện pháp về cơ chế QL, vai trò, chức năng QL HĐTN, HN; các biện pháp phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu

GDHN.

Mặt khác, các biện pháp được triển khai phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này là cơ sở, là điều kiện để thúc đẩy biện pháp khác và ngược lại. Các biện pháp kết hợp với nhau thành một hệ thống trong mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp có vai trò, phạm vi tác dụng khác nhau nhưng đều là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)