8. Bố cục của luận văn
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các
2.3.1. Nhận thức về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của cán bộ quản lý,
lý, giáo viên và học sinh
Nhằm có thông tin về mức độ quan trọng của HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả cụ thể ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ quan trọng của HĐTN, HN trong nhà trường phổ thông hiện nay (tính theo %).
Mức độ quan trọng Đối tượng
Tổng CBQL GV HS Rất quan trọng 80,0 51,7 27,5 45,0 Quan trọng 20,0 38,3 57,5 44,5 Ít quan trọng 0,0 10,0 9,2 7,0 Không quan trọng 0,0 0,0 5,8 3,5
Nhận thức là yếu tố rất quan trọng trong mọi vấn đề, bởi mọi hành động đúng xuất phát từ nhận thức đúng. Trong tổ chức HĐTN, HN cũng vậy, nhận thức là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Nếu mọi thành viên trong nhà trường đều nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò của HĐTN, HN thì chắc chắn hiệu quả HĐTN, HN nói riêng và giáo dục toàn diện cho HS nói chung sẽ được nâng cao. Vì thế, để đánh giá thực trạng HĐTN, HN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về nhận thức của CBQL, GV và HS. Kết quả thu được phần nào phản ánh thực trạng nhận thức về HĐTN, HN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
Trong chương trình THPT hiện hành thì HĐTN, HN được lồng ghép vào tiết chào cờ/ sinh hoạt chuyên đề, tiết sinh hoạt cuối tuần, tiết dạy ngoài giờ lên lớp và tiết dạy HN với tổng thời lượng là 2,75 tiết/tuần. Để tổ chức HĐTN, HN thì GV là lực lượng trực tiếp và là nồng cốt của hoạt động này. GV giảng dạy nói chung và GVCN nói riêng vừa tham gia vào giảng dạy và HN cho HS nên sẽ có ảnh hưởng rất lớn vào việc lựa chọn nghề nghiệp của các em sau khi học hết THPT.
Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số GV chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác này. Một mặt xuất phát từ một bộ phận không nhỏ của GV còn xem nhẹ vai trò của các HĐTN, HN, nhất là tiết dạy HN và tiết dạy NGLL. Phần lớn thầy cô chỉ xem đây là hoạt động ngoại khóa chứ chưa xem đó là một môn học. Do xuất phát từ nhận thức như vậy nên tiết dạy HN và NGLL chưa được đầu tư để giảng dạy, thậm chí một số thầy cô sử dụng một giáo án để dạy cho rất nhiều năm, hay chỉ dạy qua loa cho xong tiết, thậm chí các tiết này nhiều giáo viên không dạy mà chỉ để học sinh tự quản, tự sinh hoạt. Rõ ràng đây là một thực trạng đã tồn tại khá lâu và sẽ là bài toán cần lời giải từ đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
Về tiết sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt chuyên đề đầu tuần, đa phần thầy cô chỉ là một hoạt động thường niên, định kỳ chứ chưa xem đó là một hoạt động giáo dục và định hướng cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Dù trong thời gian gần đây, các tiết sinh hoạt đầu tuần đã được nhà trường đầu tư và tổ chức các chuyên đề mang tính định hướng và giáo dục học sinh nhưng hiệu quả chưa mang lại như mong muốn. Còn về tiết sinh hoạt cuối tuần, thầy cô nghĩ chỉ đơn giản là tổng kết tuần chứ GVCN chưa lồng ghép tổ chức các hoạt động giáo dục vào trong tiết sinh hoạt, do đó các tiết sinh hoạt thường đơn điệu, nhàm chán và không tạo được sự hào hứng đón nhận từ học sinh.
HS là chủ thể của hoạt động học, chính là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên qua khảo sát về tầm quan trọng của HĐTN, HN thì
chỉ có 27,5% HS cho rằng là rất quan trọng, 57,5% cho rằng là quan trọng và số còn lại cho rằng ít và không quan trọng. Điều này nói lên phần nào việc HS của các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau cũng có quan tâm đến thế giới nghề nghiệp và việc chọn nghề cho tương lai, song tỉ lệ này chưa cao, vẫn còn nhiều HS chưa chú trọng vấn đề chọn nghề cho tương lai, nhà trường cần có nhiều tác động tích cực hơn nữa để các em có thái độ nhận thức tốt hơn đến lĩnh vực này. Phần lớn các em nghĩ rằng thời gian chính của HS là học kiến thức, học các môn văn hóa, học làm sao cho đạt điểm thật cao các môn học chính khóa, còn việc rèn luyện kỹ năng, tham gia các hoạt động phong trào, các tiết học ngoài trời không quan trọng, thi ngành gì, trường nào thì đợi đến lớp 12 hay đến lúc nộp hồ sơ sẽ suy nghĩ.
Qua bảng khảo sát 2.5, chúng ta thấy điều đáng mừng là nhóm CBQL có cái nhìn đúng nhất về tầm quan trọng của HĐTN, HN; đa phần đội ngũ CBQL thấy được ý nghĩa của HĐTN, HN và từ đó sẽ có những chỉ đạo tốt hơn trong công tác chỉ đọ, quản lý hoạt động này. Do đó, người CBQL cần truyền tải về vai trò và tầm quan trọng của HĐ này đến đội ngũ GV và tất cả các em HS. Nếu làm được điều đó thì chắc chắn rằng, nhận thức về HĐTN, HN trong đội ngũ GV và HS ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi sẽ tường bước thay đổi. Một khi nhận thức thay đổi, tưu duy thay đổi thì dẫn đến hành động mới có thể thay đổi theo, đó là quy luật tất yếu.
Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành, nghề của HS ở trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, qua khảo sát chúng tôi có kết quả cụ thể như bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến việc lựa chọn ngành, nghề của HS (tính theo %). T T YẾU TỐ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
1 Qua môn hướng nghiệp của nhà trường.
21,6 39,2 31,8 7,4
2 Qua chào cờ/sinh hoạt chuyên đề. 11,6 19,9 38,5 30,0 3 Qua HĐTN, HĐ ngoài giờ lên lớp. 23,1 38,2 35,5 3,2 4 Qua sinh hoạt cuối tuần của GVCN. 34,7 32,9 22,7 9,7 5 Ảnh hưởng từ “thần tượng”. 12,5 18,4 24,9 44,2 6 Ảnh hưởng từ gia đình. 49,8 35,1 11,2 3,9 7 Ảnh hưởng từ bạn bè. 34,8 45,9 11,6 7,7
T T YẾU TỐ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 8 Ảnh hưởng từ thu nhập. 62,3 21,8 13,3 2,6 9 Ảnh hưởng thông qua các HĐ xã hội. 15,8 26,6 39,1 18,5 10 Ảnh hưởng thông qua các HĐ tập thể. 9,7 23,8 29,3 37,2
11 Ảnh hưởng bởi nguồn thông tin qua các
phương tiện thông tin đại chúng. 45,2 34,1 12,4 8,3 12 Ảnh hưởng bởi các HĐ tư vấn của các
trường ĐH, CĐ, TC. 6,9 15,7 41,2 36,2 Như vậy, việc chọn nghề của các em bị tác động nhiều từ thu nhập của nghề, ảnh hưởng của gia đình và sự rủ rê tác động của bạn bè. Các nội dang này chiếm tỷ lệ lớn; còn ảnh hưởng của nhà trường, của GVCN đến việc chon nghề của các em trong tương lai chưa thực sự lớn đối với các em. Khi đề cập đến các hình thức nào được em quan tâm nhất, đa số các em cho rằng qua sách báo và các loại hình thông tin khác như: internet, tivi, bạn bè… Điều đó cho thấy các hình thức TN, HN còn nghèo nàn, thiếu sự hấp dẫn lôi cuốn các em tham gia một cách tự giác. Chào cờ và sinh hoạt chuyên đề là các hoạt động phát huy rất tốt vai trò, năng lực của HS. Tuy nhiên qua khảo sát có tới 38,5% HS cho rằng HĐ này là ít quan trọng và 30,0% HS cho rằng là không quan trọng. Đây là tỉ lệ rất đáng lo ngại và báo động đến đội ngũ làm CBQL. Thực tế thì việc tổ chức các chuyên đề chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn của các em, chưa phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như chưa phát huy được phẩm chất và năng lực của các em HS.
Khi đi vào tìm hiểu tâm trạng của các em trước khi quyết định chọn nghề thì đa số các em đều cho rằng không cảm thấy tự tin khi chọn nghề. Các em cho rằng không biết nghề đó có phù hợp với mình hay không? học rồi không biết ra trường có xin được việc làm hay không?… Vì vậy, nhiều em tuy đã rời trường phổ thông nhưng vẫn loay hoay trước các ngả rẽ nghề nghiệp là khá phổ biến. Các em chọn nghề theo trào lưu, theo cảm tính mà không căn cứ vào các yếu tố quan trọng như năng lực bản thân, sức khỏe, tính cách, sở trường... Đã vậy, sự hiểu biết về các nghề nghiệp trong xã hội của nhiều em còn hạn chế. Không chỉ những em đang học lớp 12 mà ngay cả nhiều em đã tốt nghiệp cho biết, các em cảm thấy đơn độc, lúng túng trong việc lựa chọn hướng đi cho mình hoặc đã bước chân vào cổng trường đại học cũng cho rằng nghề nghiệp các em đang theo đuổi không phù hợp với bản thân.
Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng để giúp HS định hướng và lựa chọn nghề nghiệp thì nhất thiết phải giúp các em hiểu rõ bản thân mình hơn, giúp các em trải nghiệm ngành nghề qua thực tế. Phải cho các em được ít nhất một lần tham quan các cơ sở kinh doanh, các nhà máy, công xưởng. Nếu hiểu rõ bản thân mình hơn đồng thời có sự trải nghiệm trong quá trình học tại trường THPT thì chắc chắn các em sẽ hiểu rõ hơn về các ngành nghề, từ đó các em tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Để hiểu và nắm rõ hơn về quan điểm chọn nghành nghề của HS sau khi tốt nghiệp THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như bảng 2.7.
Bảng 2.7. Quan niệm về việc chọn ngành, nghề của HS (tính theo %).
T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
1 Ngành đó phải phù hợp với sở thích, năng
lực, tính cách và thể chất của bản thân. 51,2 39,0 7,6 2,2 2 Ngành đó phải có thu nhập cao. 54,9 38,1 6,2 0,8 3 Ngành đó phải có vị trí cao trong xã hội. 37,1 44,2 7,2 11,5 4 Ngành đó được cha me, người thân định
hướng. 49,4 35,7 9,2 5,7
5 Ngành đó phải được nhiều bạn bè em lựa
chọn. 16,2 29,9 28,3 25,6
6 Ngành đó có điểm đầu vào phù hợp. 48,1 39,7 8,2 4,0 Khảo sát về việc chọn ngành, nghề của HS, ta thấy vẫn còn một bộ phận HS cho rằng việc chọn ngành, nghề phù hợp với sở thích, năng lực, tính cách và thể chất của bản thân là không quan trọng (2,2%) và ít quan trọng (7,6%); ngành đó phải được nhiều bạn bè em lựa chọn, có 16,2% cho rằng điều này là rất quan trọng, điều đó càng cho thấy một số HS chưa có sự định hướng tốt trong việc chọn ngành, nghề cho bản thân, còn theo phong trào, theo số đông.
Từ các kết quả khảo sát ở bảng 2.7, chúng tôi nhận thấy rằng HĐTN, HN vẫn chưa được sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ phía lãnh đạo nhà trường, đội ngũ GV. Nhà trường phần lớn tập trung vào sao cho kết quả đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học thật cao đó là tiêu chí đánh giá chất lượng GD&ĐT của nhà trường. Chính vì vậy, nhà trường chủ yếu tập trung vào việc giảng dạy các môn văn hóa cơ bản, xem nhẹ kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, ít quan tâm đến việc dạy cho HS những kỹ năng sống và
làm việc, ít dành thời gian cho HS tham quan, trải nghiệm. Trong nhận thức của một bộ phận CBQL, GV chỉ xem HĐTN, HN là một hoạt động ngoại khóa, không ảnh hưởng đến kết quả thi đua. Chính vì những nhận thức trên đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện các HĐTN, HN trong các trường THPT địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau chưa được đồng bộ, hiệu quả của HĐTN, HN chưa cao.