8. Bố cục của luận văn
1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học
học sinh trong Trường Trung học phổ thông
Đây là một chức năng không kém phần quan trọng của nhà quản lý. Nhờ có chức năng này, CBQL có thể xác định mức độ đạt được của mục tiêu đã đề ra. Thông qua hoạt động này, hiệu trưởng có thể QL kết quả việc thực hiện từ mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, PP, các điều kiện tổ chức, các lực lượng gia trong HĐTN, HN cho HS [53].
Muốn HĐTN, HN đạt hiệu quả cao thì nhà QL phải bám sát mục tiêu đã đề ra, chủ động trong xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đối với cả người dạy và người học đảm bảo đánh giá được mức độ đạt được các mục tiêu HĐTN, HN; các hình thức, PP kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN phải đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy; thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá một cách chủ động, thường xuyên, công khai kết quả kiểm tra.
Bên cạnh đó, việc QL kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN cần lưu ý đến tính phát triển. Nghĩa là, trên cơ sở kiểm tra, đánh giá, nhà QL phân tích được kết quả HĐTN, HN; đánh giá các ưu điểm, hạn chế, xác định các nguyên nhân, rút ra được bài học kinh nghiệm từ đó có những điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch điều chỉnh; công tác kiểm tra gắn với việc động viên, khen thưởng qua kiểm tra, đánh giá, tạo động lực cho đội ngũ, đồng thời có những phê bình, xử lý kỷ luật (nếu có) sau công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện [43].
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông