Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động trả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 66 - 68)

8. Bố cục của luận văn

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động trả

nghiệm, hướng nghiệp

Kiểm tra, đánh giá và tổng kết là một nội dung quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên và là khâu cuối cùng của công tác quản lý. Muốn HĐTN, HN có hiệu quả cao thì nhà quản lý trước hết phải xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá HĐTN, HN; đánh giá HĐTN, HN thường xuyên theo định kỳ, thông qua đánh giá của GV tham gia tổ chức HĐTN, HN, phối hợp các phương pháp đánh giá và tiến hành tổng kết HĐTN, HN.

Công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết HĐTN, TN giúp người hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch. Công nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân để tuyên dương khen thưởng. Kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp xử lý phù hợp góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.Từ kết quả kiểm tra, đánh giá và tổng kết, nhà quản lý sẽ nắm thông tin và có những định hướng chỉ đạo thiết thực và hiệu quả.

Bảng 2.16. Đánh giá quản lý công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết HĐTN, HN (tính theo %). T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không bao giờ

1 Xây dựng các tiêu chí đánh giá

HĐTN, HN. 0,0 0,0 0,0 100,0

2 Kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện

kế hoạch tổ chức HĐTN, HN. 0,0 0,0 16,7 83,3

3 Tổng kết việc thực hiện kế hoạch tổ

chức HĐTN, HN. 0,0 0,0 15,0 85,0

Trong thời gian qua, HĐTN, HN đã không được chú trọng, thể hiện rõ nét nhất là hầu hết các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi đều không hình thành cơ cấu tổ chức, các quy định, kế hoạch hoạt động đều không được hình thành như là một hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế, công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN, HN các trường trong thời gian qua đã bị xem nhẹ. Công tác kiểm tra, đánh giá không chỉ đo lường được mức độ hoàn thành công việc việc của mỗi cá nhân trong nhà trường mà còn được xem là thông tin ngược giúp cho nhà quản lý qua kết quả kiểm tra, đánh giá có thể điều chỉnh lại kế hoạch cũng như khâu tổ chức thực hiện của mình để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Chính vì xem nhẹ công tác kiểm tra, đánh giá nên việc tổ chức HĐTN, HN trong thời gian qua không mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng của các nhà quản lý.

Riêng về việc chọn nghề của các em HS, thực tế hằng năm tỉ lệ HS làm hồ sơ thi ĐH, CĐ gần như chiếm 100%, nhưng mỗi HS làm bao nhiêu bộ, bao nhiêu trường, nhóm ngành, nghề…về mặt nguyên tắc nhà trường đều nắm được. Còn kết quả HS đi học TCCN, học nghề hay tham gia vào thị trường lao động thì không trường nào nắm được. Nhà trường gần như không nắm được thông tin về việc các em chọn ngành nghề có phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu của xã hội hay không. Đây là vấn đề rất quan trọng để nhà quản lý cần phải nhìn nhận. Giải quyết vấn đề này không đơn giản, nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các trường CĐ, ĐH, TCCN và các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất.

Từ thực trạng trên ta thấy, vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng ở chức năng tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện HĐTN, HN trong nhà trường có một số mặt tích cực, nhưng

vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Ngoài ra, các trường còn bỏ ngỏ khâu kiểm tra, đánh giá và tổng kết việc thực hiện HĐTN, HN; không quan tâm theo dõi việc thực hiện các hình thức tổ chức HĐTN, HN ở nhà trường.

Như vậy, từ kết quả bảng 2.16, có thể nhận định về công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch HĐTN, HN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác theo quy định. Từ thực tiễn của vấn đề này, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần phải thay đổi nhận thức, tìm các biện pháp thích hợp, khả thi và đặc biệt là cần có bộ tiêu chí kiểm tra cụ thể. Nếu xây dựng được thang đánh giá khả thi và đồng bộ thì nhà QL sẽ phát huy được hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết, qua đó nâng cao hiệu quả của việc tổ chức HĐTN, TN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiêm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)