Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 56 - 58)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các

2.3.2. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên

Nhằm triển khai chương trình HĐTN, TN đảm bảo chất lượng, hiệu quả, cần phải tạo điều kiện thuận lợi để mỗi CBQL, GV và HS được tiếp cận với các nội dung chương trình HĐTN, TN phù hợp với nhu cầu của học sinh; mỗi nội dung của HĐTN, TN đều có tác dụng riêng, hiệu quả riêng. Vì thế, vấn đề quan trọng là việc sử dụng và lựa chọn các nội dung sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và của từng trường.

Để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về nội dung tổ chức HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được số liệu như bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về nội dung tổ chức HĐTN, HN (tính theo %). Mức độ đáp ứng Đối tượng Tổng CBQL GV HS Rất đáp ứng 10,0 16,7 25,0 21,0 Đáp ứng 25,0 36,7 33,3 33,5 Ít đáp ứng 55,0 26,6 25,0 28,5 Không đáp ứng 10,0 20,0 16,7 17,0

Nội dung tổ chức HĐTN, HN rất đa dạng và phong phú. Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức là phụ thuộc vào từng địa phương, từng điều kiện cụ thể của từng trường, chứ không phải thống nhất chung cho cả tỉnh hay toàn quốc. Qua số liệu khảo sát cho thấy, có đến 55,0% CBQL cho rằng là nội dung tổ chức HĐTN, HN ít đáp ứng được nhu cầu của HS; 46,6% GV được khảo sát cho rằng nội dung tổ chức của HĐ này ít hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của HS. Về số liệu tổng hợp, có tới 17% CBQL, GV và HS cho rằng nội dung tổ chức HĐTN, HN không đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của việc chọn ngành, nghề cho HS; có 28,5% ý kiến cho rằng nội dung tổ chức HĐTN, HN ít đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của việc chọn ngành, nghề cho HS.

có rất nhiều nội dung HĐTN, HN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi chưa được chú trọng đề cao, mức độ thực hiện còn thấp, thực tiễn này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả HĐTN, HN, không rèn luyện, không phát huy được kiến thức, kỹ năng và năng lực của các em HS.

Vì thế, lãnh đạo các nhà trường cần có các biện pháp mang tích cấp thiết và khả thi để thay đổi nhận thức, tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung HĐTN, HN sao cho đa dạng, phong phú và phù hợp. Nếu làm được như vậy, khi đó mới thu hút được sự tham gia tích cực của HS và mục tiêu hướng đến của HĐTN, HN mới đạt được như mong muốn.

Mặt khác, để tổ chức tốt HĐTN, HN đòi hỏi các nhà QL, cán bộ, GV, HS và các lực lượng tham gia HĐTN, HN cần phải nắm rõ các phương pháp tổ chức. Từ đó tùy từng HĐTN, HN cụ thể để vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt và hiệu quả, giúp HS phát huy được các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hình thành các phẩm chất, nhân cách, năng lực sau các HĐTN, HN. Cũng giống như các môn học khác, việc tổ chức các HĐTN, HN có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có các biện pháp thường gặp như: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp làm việc nhóm...

Nhằm tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phương pháp trong HĐTN, HN trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 20 CBQL, 60 GV và 120 HS các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả các phương pháp tổ chức HĐTN, HN. Kết quả thể hiện cụ thể ở hai bảng, bảng 2.9 và bảng 2.10.

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện của các phương pháp tổ chức HĐTN, HN (tính theo %). T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không bao giờ

1 Phương pháp giải quyết vấn đề 19,0 35,5 27,5 18,0 2 Phương pháp sắm vai 16,5 23,5 43,0 17,0 3 Phương pháp làm việc nhóm 18,5 34,5 42,0 5,0 4 Phương pháp trò chơi 20,0 32,5 35,0 12,5

Bảng 2.10. Đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp tổ chức HĐTN, HN (tính theo %). T T NỘI DUNG MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ Rất hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả Không hiệu quả

1 Phương pháp giải quyết vấn đề 14,5 28,5 40,5 16,5 2 Phương pháp sắm vai 13,5 27,5 43,5 15,5 3 Phương pháp làm việc nhóm 14,5 29,0 40,5 16,5 4 Phương pháp trò chơi 15,5 25,5 41,5 17,5

Qua kết quả ở bảng 2.9 cho thấy, với bốn phương pháp tổ chức HĐTN, HN mà tác giả trưng cầu ý kiến về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các phương pháp này, cho thấy rằng: các phương pháp mà chúng tôi khảo sát đều được CBQL, GV và HS đánh giá khá cao ở mức độ thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên. Trong đó, phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp làm việc nhóm được CBQL, GV và HS đánh giá cao nhất, phương pháp sắm vai được đánh giá thấp nhất. Tuy vậy, khi xem bảng số liệu 2.10 về đánh giá về mức độ hiệu quả khi sử dụng các phương pháp vẫn còn ở mức trung bình, thậm chí cả 4 phương pháp điều được đánh giá ở mức chưa hiệu và không hiệu quả trên 50%.

Với kết quả này cho thấy, các phương pháp tổ chức HĐTN, HN ở các nhà trường đã có thực hiện, tuy nhiên mức độ hiệu quả và mức độ thực hiện vẫn chưa cao. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết rằng các phương pháp chưa được tập huấn, bồi dưỡng, điều này dẫn đến khi sử dụng các phương pháp chưa đạt hiệu quả. Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả việc sử dụng các phương pháp tổ chức HĐTN, HN đã cơ bản được thực hiện, tuy vậy, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các phương pháp vẫn chưa cao. Điều này, đòi hỏi lãnh đạo các nhà trường cần có biện pháp QL hiệu quả hơn trong việc sử dụng các phương pháp đáp ứng yêu cầu cho HĐTN, HN của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)