8. Bố cục của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các
3.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho phù hợp với thực tiễn
a. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức HĐTN, HN tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp cận với các kiến thức về nghề nghiệp một cách đầy đủ, cập nhật kịp thời, từ đó có
sự đối chiếu, lựa chọn nghề phù hợp. Nội dung, hình thức tổ chức HĐTN, HN thích hợp, khoa học và phù hợp với điều kiện nhà trường cũng như phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương sẽ có tác động tích cực đến quá trình thực hiện mục tiêu của HĐTN, HN hiện nay.
b. Nội dung và cách thực hiện
Tổ chức HĐTN, HN cho HS là hoạt động giúp HS có cơ hội khám phá, rèn luyện và phát triển năng lực bản thân. Hơn nữa, các em còn được khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử, được tìm hiểu những nét đẹp của quê hương, đất nước, con người, qua đó các em được bồi đắp lối sống có trách nhiệm, được rèn luyện các năng lực, phẩm chất tiềm ẩn. Chương trình HĐTN, HN còn có ý nghĩa lớn tương trợ cho các môn học khác, do đó, cần đổi mới nội dung và hình thức tổ chức sao cho đem lại sự hứng thú, say mê hợp tác của HS. Để làm được điều này đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện tốt một số công việc sau:
Một là, nhà trường tạo điều kiện để các em HS có cơ hội thể hiện các phẩm chất, kỹ năng và năng lực của bản thân. Thông qua các hình thức tổ chức HĐTN, HN phù hợp, các em HS sẽ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động này. Điều này tạo cơ hội cho HS tự tin hơn, tăng cường hợp tác làm việc nhóm, tăng cường tính tương tác trong giáo dục và thoả mãn được nhu cầu thể hiện bản thân với bạn bè, gia đình, cũng như cộng đồng xã hội.
Nhà trường cần có kế hoach tổ chức cho GV, HS đi tham quan, học tập kinh nghiệm những mô hình dạy nghề, những cơ sở sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh phù hợp với điều kiện của HS, CMHS và của nhà trường.
Hai là, HĐTN, HN có đặc thù về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho HS. Tính đặc thù ấy thể hiện ở chỗ HS đóng vai trò là chủ thể của hoạt động, còn GV đóng vai trò cố vấn, xác định các mục tiêu và cách thức hoạt động. Hình thức tổ chức HĐTN, HN theo hướng mở, phát huy hứng thú và năng lực sáng tạo người học là rất cần thiết. Tập trung giáo dục qua hoạt động trải nghiệm, tự trải nghiệm để HS tự nhận thức và tự trang bị tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; tự khám phá thế giới nghề nghiệp; tự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu về năng lực và phẩm chất của người lao động ở lĩnh vực HS sẽ lựa chọn. Việc tổ chứctheo hướng trải nghiệm gắn với thực tiễn xã hội, địa phương thường xuyên sẽ tạo được nhiều hứng thú cho HS, công tác HĐTN, HN sẽ tốt và hiệu quả hơn.
Để tổ chức tốt HĐTN, HN theo hình thức tham quan học tập, trải nghiệm đòi hỏi HT nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể liên quan đến nhiều vấn đề như: công tác tiền trạm nơi tổ chức; xác định các chủ đề, nội dung cần tổ chức HĐTN, HN trong chuyến tham quan thực tế; lực lượng tham gia tổ chức và phối hợp tham gia;
kinh phí tổ chức; phương tiện đi lại, công tác đưa và đón và QL HS; đánh giá kết quả sau mỗi lần tổ chức HĐTN, HN với các hoạt động tham quan, trải nghiệm,...
Ba là, thành lập mô hình các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ sở thích, qua đó giúp HS phát huy năng khiếu và đam mê của mình. Qua thực tiễn cho thấy, tham gia các câu lạc bộ là một hình thức trải nghiệm sáng tạo hấp dẫn, phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh. Mỗi câu lạc bộ có ít nhất một GV trẻ tham gia hướng dẫn và hỗ trợ. Tại các câu lạc bộ luôn có các GV am hiểu về lĩnh vực nghề nghiệp hướng dẫn cho các em, qua đó có thể hỏi han, khảo sát về năng lực, sở thích của các em, từ đó đưa ra cho các em những nhận định, những lời tư vấn để cho các em có thể lựa chọn.
Hoạt động của câu lạc bộ phải chịu sự QL của lãnh đạo nhà trường phụ trách HĐTN, HN. Bên cạnh đó, câu lạc bộ này có thể tham mưu với lãnh đạo nhà trường, phối hợp với các tổ chức khác để tổ chức các hoạt động nhưng vẫn lồng ghép HĐTN, HN vào để thực hiện nhiệm vụ của mình, mặt khác góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Bốn là, tổ chức HĐTN, HN theo các hình thức có nhiều hình thức khác như: Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về HN, các buổi nói chuyện trước cờ bằng việc mời các nhà khoa học, các nhà QLGD, các doanh nhân, những PH thành đạt ở nhiều lĩnh vực, ngành, nghề khác nhau…chia sẻ kinh nghiệm, định hướng, GD nghề nghiệp cho HS.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo, GD nghề nghiệp, dạy nghề trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, tư vấn HN, tư vấn tuyển sinh, dạy và đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho HS ngay trong nhà trường. Tổ chức tham quan thực tế kết hợp tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh do các trường ĐH chủ trì. Hoạt động này là hoạt động thường niên do các trường ĐH phối hợp cùng Báo Tuổi trẻ tổ chức. Tham dự các hoạt động này, HS được tiếp cận thông tin bổ ích một cách sinh động từ các trường ĐH, được giải đáp thắc mắc một cách triệt để, đồng thời qua những trải nghiệm thực tế các em cũng thay đổi nhận thức, nỗ lực phấn đấu hơn trong học tập
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt HĐTN, HN cho phù hợp với thực tiễn là biện pháp rất cần thiết nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho tổ chức hoạt động này, để thực hiện tốt biện pháp này thì cần làm tốt một số công việc sau:
- Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo HĐTN, HN phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, đánh giá về mức độ thực hiện công tác đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức HĐTN, HN.
- Nội dung, hình thức tổ chức HĐTN, HN phải được sự thống nhất, ủng hộ của GV và HS và phải có thính hiệu quả khả thi khi tổ chức.
- CBQL và GV phải tâm huyết, am hiểu nhất định đối với các HĐTN, HN. Các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàn, tất cả vì HS thân yêu; CSVC của nhà trường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu để thực hiện các HĐTN, HN.