Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 47 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

để lựa chọn các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học học

Đây là chức năng xuyên suốt quá trình quản lí và có vai trò rất quan trọng. Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là quan sát, đo đạc và đối chiếu các kết quả đạt được so với mục tiêu quản lí và quyết định quản lí. Như vậy, kiểm tra đánh giá hoạt động TV là là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động của TV nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để hoạt động TV đạt được mục tiêu giáo dục văn hóa đọc sách cho HS. Hoạt động kiểm tra có vai trò quan trọng, như: nâng cao trách nhiệm của người thực hiện quyết định; phát hiện lệch lạc, sai sót để điều chỉnh kịp thời; phát hiện gương tốt, những kinh nghiệm tốt; phát hiện những khả năng, tiềm lực của cá nhân, tổ chức chưa được khai thác, tận dụng ; tạo động lực thúc đẩy quá trình hoạt động;… Trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động thư viện, cán bộ quản lí cần chú trọng xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động thư viện. Trong đó, có xây dựng một hệ thống các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc thù công việc, đánh trọng số đối với những tiêu chí có liên quan đến nhiệm vụ giáo dục “văn hóa đọc” cho HS; đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Cụ thể để triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá người hiệu trưởng cần tập trung vào các công việc cụ thể sau:

* Kiểm tra hoạt động công tác phục vụ bạn đọc:

- Thực hiện hoặc phối hợp với bộ phận chuyên môn thực hiện việc kiểm tra hồ sơ thư viện thường xuyên.

- Duy trì chế độ báo cáo thường xuyên đối với nhân viên Thư viện.

- Được đo bằng các tiêu chí cụ thể như: Số lượt bạn đọc lên TV; Số lượt mượn trả; Đánh giá mức độ hài lòng của bạn đọc đối với từng dịch vụ TV; Số lượng các đầu sách đáp ứng yêu cầu và không đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, kết quả khảo sát nhu cầu, hứng thú đọc của học sinh,...

- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên TV và Tổ cộng tác viên TV.

* Kiểm tra tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách trong nhà trường:

- Cán bộ QL trực tiếp tham gia các hoạt động thư viện được tổ chức. - Cán bộ QL kiểm tra, đánh giá thông qua quan sát, đánh giá sản phẩm.

- Cán bộ quản lí thực hiện chế độ báo cáo đối với nhân viên TV và các cá nhân, bộ phận có liên quan.

- Cán bộ quản lí lấy ý kiến phản hồi từ các lực lượng giáo dục khác: học sinh, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể,…

- Kiểm tra hồ sơ, giáo án giảng dạy định kỳ. Đặc biệt chú trọng tới các nội dung giáo dục thói quen đọc sách, sở thích và kỹ năng đọc sách cho học sinh.

- Thực hiện dự giờ chuyên môn đối với tiết học TV.

- Sử dụng phiếu khảo sát để đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục văn hóa đọc cho học sinh.

- Test mức độ kỹ năng đọc sách của học sinh và mức độ hài lòng của học sinh về các tiết học TV. Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá của các đoàn kiểm tra chuyên môn thì hiệu trưởng cần khuyến khích ý thức tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động của nhân viên TV. Đồng thời sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức kiểm tra như: Dự giờ, tham gia trực tiếp, nghe báo cáo; quan sát; nghiên cứu sản phẩm; phiếu hỏi; phỏng vấn. Trong đó, cán bộ QL chú ý thu thông tin ngược từ phía bạn đọc (Giáo viên, HS, phụ huynh) để đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong công tác kiểm tra, đánh giá.

Tiểu kết chương 1

Đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc về mọi mặt. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Mục tiêu của đổi mới lần này nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu”mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm, lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ làm người chủ tương lai của đất nước. Giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức trí tuệ, thẩm mỹ mà đặc biệt là các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học tập và đi vào cuộc sống.

Văn hóa đọc là một khái niệm khá phức tạp được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Tiếp cận việc đọc như một dạng hoạt động sáng tạo của con người, có bản chất văn hoá, có thể coi văn hóa đọc là tổng thể các năng lực của chủ thể hướng tới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin trong tài liệu, thể hiện ở khả năng định hướng tới tài liệu, khả năng lĩnh hội tài liệu một cách sáng tạo, cũng như thái độ ứng xử với tài liệu của mỗi người. Theo quan điểm này có thể nhận thấy mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có văn hóa đọc ở một mức độ nhất định, tuỳ theo năng lực giải mã và tiếp nhận tài liệu của họ.

Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh tiểu học. Thông qua

việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp đánh giá các tài liệu có liên quan quan đến vấn đề nghiên cứu, chương 1 đã rút ra một số kết luận sau: Luận văn đã tổng hợp và phân tích các khái niệm cơ bản gồm: văn hóa đọc, giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học, quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học. Tác giả đã phân tích các hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học bao gồm: Công tác phục vụ bạn đọc; hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách trong nhà trường. Đồng thời, tác giả nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học theo tiếp cận nội dung và chức năng quản lí, gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, xây dựng môi trường và điều kiện đảm bảo thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc tại các trường Tiểu học đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải nắm chắc các nội dung hoạt động TV, quản lí hoạt động TV… Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, đúng đắn các chức năng quản lí, biện pháp quản lí, phương pháp quản lí, công cụ quản lí để đảm bảo các hoạt động TV thực hiện mục tiêu giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh Tiểu học. Đây là cơ sở lí luận quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng tại chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lí tại chương 3 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG,

TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)