Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 114)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

* Tính cấp thiết của các biện pháp được đề xuất

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

STT Các biện pháp khảo nghiệm Tỉ lệ % ĐTB

1

Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 11.1 33.3 55.6 4.48

2

Xây dựng mục tiêu, kế hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 7.4 37.0 55.6 4.44

3

Quản lý đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 18.5 33.3 48.1 4.30

4

Tổ chức chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 25.9 29.6 44.4 4.19

5

Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 11.1 40.7 48.1 4.37

Kết quả khảo sát cho thấy các biệp pháp đề xuất được CBQL đánh giá ở mức độ cấp thiết với điểm số trung bình từ (4.19 đến 4.48), trong đó biện pháp được toàn thể

CBQL đánh giá ở mức độ cấp thiết nhất là biện pháp “Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh”. Nhận thức luôn là vấn đề hết sức trọng tâm, khi nhận thức thay đổi thì các điều kiện khác cũng sẽ thay đổi. Hiệu quả của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học muốn mang lại hiệu quả khi có được sự thay đổi trong nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên thư viên và đặc biệt là từ các em học sinh về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc. Do đó, biện pháp này được CBQL đánh giá ở mức điểm trung bình cao nhất trong 5 biện pháp đề xuất. Biện pháp có sô điểm trung bình thấp nhất trong các biện pháp đề xuất là “Tổ chức chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học” với (4.19). Sở dĩ biện pháp này được đánh giá ở mức độ cấp thiết thấp nhất so với các biện pháp còn lại vì trên thực tế biện pháp này khi triển khai gặp nhiều khó khăn vì dân số ở đây chủ yếu là người dân tộc nên công tác phối hợp gặp nhiều khó khăn. Qua đây có thể nhận thất 5 biện pháp đề xuất được khảo sát ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL đều cho thấy các biện pháp này có tính cấp thiết. Để khẳng có thêm cơ sở căn cứ chúng tôi tiến hành khảo sát về tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo sát được thể hiện thông qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

STT Các biện pháp khảo nghiệm Tỉ lệ % ĐTB

1

Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 14.8 37.0 48.1 4.44

2

Xây dựng mục tiêu, kế hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 11.1 33.3 55.6 4.32

3

Quản lý đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 22.2 29.6 48.1 4.26

4

Tổ chức chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 44.4 7.4 48.1 4.04

5

Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

0.0 14.8 37.0 48.1 4.33

Kết quả khảo sát từ bảng 3.2. cho thấy cả 5 biện pháp đề xuất đều được CBQL đánh giá ở mức độ khả thi với điểm số trung bình từ (4.06 đến 4.33). Trong đó, các

biện pháp được đánh giá ở mức độ khả thi cao như “Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh; Xây dựng mục tiêu, kế hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học; Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học”. Đây là những biện pháp tác động trực tiếp đến chủ thế tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học. Đặc biệt đối với biện pháp “Quản lý đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học” là một trong những biện pháp tác động trực tiếp đến hứng thu của các em học sinh tiểu học. Bởi nội dung phong phú, hình thức đa dạng sẽ thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các em tiểu học.

Các biện pháp còn lại cũng được CBQL đánh giá ở mức độ khả thi, và hoàn toàn phù hợp với đặc thù trường tiểu học. Do vậy, trong quá trình thực hiện các biện pháp này cần được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, bám sát vào đối tượng học sinh tiểu học cũng như các điều kiện khác ở từng trường tiểu học.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1, khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp cơ bản nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học. Cụ thể:

Biện pháp 1. Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

Biện pháp 2. Xây dựng mục tiêu, kế hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

Biện pháp 3. Quản lý đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

Biện pháp 4. Tổ chức chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

Biện pháp 5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

Mỗi biện pháp đều được thiết kế có mục tiêu, nôi dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng của mình, đồng thời tác động, hỗ trợ các biện pháp khác. Hệ thống các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau.

Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp không thể tách rời từng biện pháp mà phải sử dụng chúng đồng bộ để sao cho mỗi biện pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong quản lí hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1 Về lí luận

Luận văn đã tổng hợp và phân tích các khái niệm cơ bản gồm văn hóa đọc, giáo dục văn hóa đọc cho học sinh TH, hoạt động thư viện hướng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh TH, quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh TH. Tác giả cũng đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về vai trò của văn hoá đọc; Nội dụng giáo dục văn hoá đọc; Hình thức giáo dục văn hoá đọc; Các điều kiện hỗ trợ; Các lực lượng giam gia… Đồng thời luận văn cũng chỉ rõ các nội dung về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc như: Xây dựng kết hoạch; Tổ chức triển khai hoạt động giáo dục văn hoá đọc; Chỉ đạo lựa chọn nội dung, hình thức; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá đọc

1.2 Về thực tiễn

Luận văn đã phản ánh khái quát về quá về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tập trung phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá đọc và quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học đã cho thấy:

- Về cơ bản hoạt động giáo dục văn hoá đọc đã được quan tâm chú trọng ở các trường tiểu học, các em học sinh đã tham gia tích cực vào các hoạt động này và nhiều em đã hình thành được các kỹ năng đọc sách, cũng như thói quen đọc sách. Tuy nhiên, với đặc thù là địa bàn miền núi cho nên hoạt động giáo dục văn hoá đọc gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn không chỉ là nhận thức của phụ huynh và HS, khó khăn ở hệ thống cơ sở vật chất của thư viện, về các đầu sách và về phong trào đọc sách chưa cao. Hiện tượng các em học sinh bị tái mù chữ, và năng lực đọc sách còn hạn chế.

- Với công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các trường tiểu học chưa tổ chức được các hoạt động để bồi dưỡng về kỹ năng đọc sách, đặc biệt là bồi dưỡng vền các phầm chất cần có khi đọc sách, biết yêu quý, giữ gìn sách... Công tác lập kế hoạch, chỉ đạo lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc còn gặp nhiều bất cập. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giải quyết các vấn đề trên là một việc làm thiết thực có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát trực trạng, luận văn đã đề ra 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Kết quả khảo nghiệm cũng đã cho thấy các biện pháp đề xuất là có tính cấp thiết và khả thi. Nếu được vận dung một cách linh hoạt và sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả cao cho giáo dục văn hoá đọc đối với học sinh tiểu học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ủy ban nhân dận huyện Tây Giang

văn hoá đọc được triển khai ở các trường tiểu học.

- Tư vấn, tham mưu ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến hoạt động giáo dục văn hoá đọc.

- Triển khai thường xuyên các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức giáo dục văn hoá đọc trong các lực lượng giáo dục.

- Xây dựng chính sách trợ giá, hỗ trợ kinh phí để các tác giả viết sách, giáo trình phục vụ người đọc.

- Đầu tư cơ sở vật chất, các đầu sách cho hệ thống thư viện ở các trường tiểu học.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang

- Cần xây dựng kế hoạch giáo dục văn hoá đọc cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

- Tổ chức tập huấn cho nhân viên hệ thống thư viện của các trường tiểu học. - Tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào đọc sách sâu rộng ở các tường tiểu học trên địa bàn huyện.

- Kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động liện quan đến giáo dục văn hoá đọc và quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc.

- Có cơ chế chính sách hỗ trợ các trường tiểu học trong việc giáo dục văn hoá đọc cho học sinh.

- Hợp tác, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các quyên góp ủng hộ các nguồn tư liệu về sách, các ấn phẩm, truyện cho thư viện các trường tiểu học.

- Tích cực tăng cường chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, xuất sắc, gắn với xây dựng chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

2.3. Đối với các trường tiểu học

- Xây dựng các mục tiêu kế hoạch cụ thể trong giáo dục văn hoá đọc cho học sinh.

- Từng bước xây dựng phát triển hệ thống thư viện để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh.

- Khuyến khích giáo viên trong nhà trường tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách, tổ chức tập huấn cho học sinh về văn hoá đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Đặng Quốc Bảo (2006), Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà

trường phổ thông, NXB GD, Hà Nội

[2]. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2015), Đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong

nhà trường PT,MN, số 6841/BGĐT-GDTX, ngày 31/12/2015, Hà Nội

[3]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Chính phủ (2005), Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai

đoạn 2006-2020, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2005, Hà Nội

[5]. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Hữu Giới (2006), "Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông",

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số (7), tr.3-5.

[7]. Trần Văn Hà (2006), “Đẩy mạnh văn hóa đọc trong thời hiện đại công nghệ thông tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số (4), tr.69-71.

[8]. Vũ Thị Thu Hà (2013), "Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển", Tạp chí Thư viện, số 2(40), tr. 20-27.

[9]. Vũ Duy Hiệp (2015), "Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các trường đại học", http://hvtc.edu.vn/tabid/558/catid/143/id/18355/Mot- so-giai-phap-de-phat-trien-van-hoa-doc-cho-sinh-vien-cac-truong-dai- hoc/Default.aspx

[10]. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, tập 2 tr.115. [11]. Đỗ Quốc Hùng (2016), "Khơi dậy văn hóa đọc từ xây dựng mô hình thư viện

thân thiện tại trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2(58), tr. 49-52.

[12]. Trần Kiểm (1998), Quản lý giáo dục và nhà trường, Nxb Thống Kê, Hà Nội]. [13]. Trần Kiểm (2002), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Thị Lan (2015), "Phát triển văn hóa đọc tại trường Đại học Đông Á - Đà

Nẵng", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2(52) tr.49-53.

[15]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

[16]. Tào Thị Thanh Mai (2016), "Phát triển văn hóa đọc tại trường Chính trị Thanh

Hóa", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2(58), tr.58-60.

[17]. Vũ Dương Thúy Ngà (2010), "Biện pháp phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ở Việt Nam", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, tr. 17-25.

[18]. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010), "Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Huế", Hội thảo định hướng và phát triển văn hóa đọc

ở Việt Nam, tháng 10/2010, Hà Nội, tr. 27-36.

[19]. Trần Thị Minh Nguyệt (2009), "Văn hóa đọc trong xã hội thông tin", Tạp chí

Văn hóa nghệ thuật, số 297, tr.29-31.

[20]. Nguyễn Công Phúc (2012), "Văn hóa đọc và công tác đào tạo hướng dẫn bạn đọc - người dùng tin", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2 (34), tr.7-10.

[21]. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

[22]. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, trường Quản lý cán bộ giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

[23]. Nguyễn Hồng Sơn (2014), "Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - sự phát triển toàn diện và sáng tạo đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt

Nam", Truy cập tại: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-

ly-luan/item/ 802-nghi-quyet-trung-uong-5-khoa-viii-su-phat-trien-toan-

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)