Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tìm hiểu kiến thức.

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học học

Xây dựng kế hoạch giáo dục văn hóa đọc cho các thế hệ học sinh. Đưa việc đọc sách thực sự trở thành một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vừa có khuyến khích nhưng cũng vừa là bắt buộc đối với cả thầy lẫn trò thì mới có thể tạo thành thói quen dạy và học đọc. Việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng trong công tác quản lí nói chung và quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc nói riêng. Bởi việc xây dựng kế hoạch giúp nhà quản lí có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi; cho phép nhà quản lí tập trung vào thực hiện các mục tiêu; cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực mà tạo hiệu quả cho tổ chức; định hướng thực hiện công việc với những bước đi cụ thể; dễ dàng trong việc kiểm tra đánh giá. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa đọc cần đảm bảo các tiêu chí sau:

- Vạch ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động TV trong từng thời gian nhất định: Năm học, học kì, tháng, đợt thi đua,…

- Xác định các bước đi (cách thức, quy trình thực hiện) để đạt mục tiêu,…

- Xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã phải phê duyệt kế hoạch hoạt động thư viện trường. Bao gồm các vấn đề về: nhiệm vụ, mục tiêu, dự kiến các nguồn lực, các hoạt động cụ thể, các biện pháp thực hiện, công tác kiểm tra, báo cáo và đăng ký danh hiệu thi đua trong năm học (TV tiên tiến, TV xuất sắc, nhân viên TV giỏi các cấp, sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực TV,..). Trong đó, lập kế hoạch các hoạt động thư viện hướng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh cụ thể như sau:

* Lập kế hoạch công tác phục vụ bạn đọc:

+ Nhân viên thư viện xây dựng kế hoạch công tác phục vụ bạn đọc theo năm học, học kì và được cán bộ quản lí phê duyệt.

+ Kế hoạch chỉ rõ các công việc cần làm theo từng tuần, từng tháng, đối tượng phục vụ, lực lượng hỗ trợ và cách thức thực hiện.

+ Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu và các chỉ tiêu cần đạt như: số lượt mượn trả sách, số lượt lên thư viện, số lượt tra cứu tài liệu, kết quả nghiên cứu hứng thú, nhu cầu đọc của học sinh,...

* Lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách trong nhà trường:

+ Nhân viên thư viện xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng hoạt động cụ thể và trình cán bộ quản lí phê duyệt. Chẳng hạn như: Kế hoạch triển lãm, trưng bày sách; Kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu sách trước lớp, dưới cờ; Kế hoạch xây dựng tủ sách mini tại các lớp học; Kế hoạch xây dựng thư viện xanh; Kế hoạch tổ chức ngày hội đọc sách; Kế hoạch tổ chức các cuộc thi đọc sách, kể truyện theo sách, vẽ tranh theo sách,...

+ Kế hoạch xác định rõ mục đích cụ thể của từng hoạt hoạt động nhằm hướng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh.

+ Kế hoạch chỉ rõ: Người thực hiện, người hỗ trợ với các yêu cầu cụ thể; Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất; Không gian và thời gian thực hiện; Cách thức Biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể; Dự kiến kết quả đạt được.

* Lập kế hoạch thực hiện tiết học thư viện:

+ Phó Hiệu trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện tiết học thư viện trong thời khóa biểu đối với các lớp học 2 buổi ngày với thời lượng 1 tiết tuần lớp.

+ Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Nhân viên thư viện được thông báo về kế hoạch thực hiện tiết học thư viện với thời khóa biểu cụ thể.

+ Đảm bảo các điều kiện để tiết học thư viện diễn ra đúng quy định. Quy trình lập kế hoạch hoạt động thư viện hướng tới giáo dục văn hóa đọc như sau:

Bước 1: Tập huấn kỹ năng lập kế hoạch cho nhân viên TV (Hiệu trưởng tập huấn hoặc nhờ chuyên gia trong lĩnh vực TV, quản lí TV).

Bước 2: Nhận thức đầy đủ yêu cầu của cấp trên thông qua các văn bản pháp quy cụ thể (Văn bản hướng dẫn hoạt động TV, quản lí hoạt động TV theo mỗi năm học, theo từng thời điểm, hoạt động cụ thể).

Bước 3: Nhân viên TV xây dựng kế hoạch hoạt động TV trên cơ sở phân tích đầy đủ hiện trạng và định hướng mục tiêu giáo dục văn hóa đọc cho HS

Bước 4: Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch hoạt động TV, chỉ đạo việc xác định các nguồn lực đối với các hoạt động TV.

Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch (nếu có). Đối với các kế hoạch phát triển TV chủ yếu là các kế hoạch hành động. Do đó, hai thành tố quan trọng nhất trong bản kế hoạch đó là: xác định mục tiêu, xác định các nguồn lực và bước đi cụ thể.

Về xác định mục tiêu: Việc xác định được các mục tiêu đúng là vô cùng quan trọng. Khi xác định mục tiêu đúng là cơ sở để lập chương trình hành động đúng, huy động, sử dụng và quản lí các nguồn lực của nhà trường một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp nhà quản lí có những bước đi đúng đắn, tránh những sai sót, lệch lạc đáng tiếc xảy ra trong công tác quản lí hoạt động giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh. Mục tiêu cần xác định đạt được trong những khoảng thời gian nhất định, thường đo được bằng các chỉ số cụ thể (số lượng, số lượt, tỷ lệ %, xếp hạng...). Mục tiêu có thể xác định ở nhiều cấp: Nhà trường, từng hoạt động cụ thể, từng nhóm đối tượng bạn đọc cụ thể (có thể trình bày thành cây mục tiêu). Các lưu ý khi xác định mục tiêu trong các hoạt động giáo dục “văn hóa đọc” choHọc sinh:

+ Xác định thứ tự ưu tiên, có nghĩa là tại thời điểm hiện tại thì việc hoàn thành mục tiêu nào có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển “văn hóa đọc” cho HS hơn so với mục tiêu khác.

trong kế hoạch phát triển “văn hóa đọc” cho HS thông qua các hoạt động TV của nhà trường.

+ Đo được kết quả đạt mục tiêu. Điều này đòi hỏi nhà quản lí phải xác định được chuẩn đo, được thể hiện bằng hệ thống các tiêu chí và việc đo lường cụ thể thông qua các phương pháp cụ thể.

- Về xác định các nguồn lực và các bước đi cụ thể: Các nguồn lực trong hoạt động TV có thể kể đến: con người (nhân viên TV, đội ngũ hỗ trợ, cộng tác viên); cơ sở vật chất (máy tính, sách, báo, tài liệu, băng đĩa, bàn đọc, giá sách,...); tài chính (ngân sách chi cho hoạt động TV hàng năm, xã hội hóa,...); công nghệ thông tin (ứng dụng các phần mềm QLTV, hệ thống học liệu mở, TV điện tử,...); phương pháp làm việc. Trên cơ sở, hiểu rõ các nguồn lực hiện có và các nguồn lực có khả năng huy động, nhà QL phân bổ, sử dụng và QL các nguồn lực một cách hợp lí, kết quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)