Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.7. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

học

* Hệ thống thư viện phải đảm bảo về cơ sở vật chất.

Thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường. Thư viện trường học có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường, nâng cao khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức của học sinh. Các chương trình hoạt động của thư viện hiệu quả và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn.

Giáo dục các em ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy thư viện như: mượn, trả sách đúng hạn; có ý thức bảo quản, giữ gìn sách; không làm rách nát sách. Giúp các em thiếu nhi có nhận thức sâu sắc về những cuốn sách đã đọc, cán bộ thư viện động viên hướng dẫn các em viết thu hoạch, nhật kí đọc sách giúp các em áp dụng vào học tập và tích luỹ kiến thức cho mình những hành trang trong tương lai.

Thư viện trường nên mở rộng hình thức thư viện lưu động như nhiều trường tiểu học hiện nay đã ứng dụng. Vào các giờ ra chơi những chiếc kệ sách lần lượt được đẩy ra góc sân phục vụ các em. Các loại sách về khoa học, thiên văn, truyện cổ tích, truyện tranh… được bày xếp ngay ngắn trên kệ và như vậy dù đang ngồi tại ghế đá hay gốc cây, các em vẫn có thể tìm được sách, truyện để đọc. Khi các em tham gia vào các hoạt động của thư viện, cán bộ thư viện nên hướng dẫn cách thức đọc để nắm vững nội dung cuốn sách: phương pháp đọc nhanh, đọc lướt, đọc kĩ, tóm tắt nội dung... Trong quá trình các em sử dụng thư viện, cần rèn luyện và phát triển cho các em kỹ năng đọc hiểu và rung động sâu sắc với tác phẩm qua các hình thức thảo luận sách, thi kể chuyện; thi vui đọc sách... Nghe bạn bè kể lại câu chuyện một cách diễn cảm, hoặc nêu ý kiến nhận xét của mình về chủ đề tư tưởng trong tác phẩm hoặc một sự kiện một nhân vật,... các em có dịp so sánh đối chiếu và cải biến nhận thức của mình, từ đó phát triển khả năng lĩnh hội, cảm thụ sách.

*Có sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng tham gia.

Phối hợp giữa thư viện trường học, Nhà Văn hoá thiếu nhi, kết hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên, mở rộng các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách báo qua các hội thi, liên hoan, sinh hoạt.., tăng thêm các điểm phục vụ lưu động, quan tâm các trường ở xa trung tâm thành phố hơn. Cấp thẻ đọc sách miễn phí cho các em

tại tất cả các thư viện, phòng đọc sách trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan chức năng, các đoàn thể chính trị, xã hội cần coi trọng việc tuyên truyền vai trò của văn hóa đọc đến học sinh tiểu học, coi đó là một trong những cách thức quan trọng để xây dựng con người văn hóa, xây dựng xã hội văn minh với những giá trị truyền thống và hiện đại được kết hợp hài hòa.

* Có hệ thống sách đa dạng và phong phú:

Để nâng cao số lượng và chất lượng nguồn sách trong thư viện, các trường cần triển khai một số hoạt động như “đổi sách tặng cây” (đổi 3 cuốn sách được tặng 1 cây xanh) trong toàn trường và nhiều hoạt động gây quỹ để mua sách mới thu hút đông đảo các bạn học sinh cùng tham gia. Từ mô hình này đã hỗ trợ rất lớn cho giáo viên của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, định hướng về văn hóa đọc cho học sinh; đồng thời, phát huy tính tự quản trong việc giữ gìn, bảo quản tủ sách chung.

Các nhà xuất bản, cơ sở in, đơn vị phát hành đóng vai trò chủ thể, tạo nên diện mạo, tầm vóc mới của ngành kinh tế - công nghệ xuất bản Việt Nam, đồng thời là nhân tố cốt lõi, trung tâm trong việc phát triển văn hóa đọc quốc gia. Hướng tới một nền văn hóa đọc lành mạnh, các lực lượng xuất bản, in, phát hành cần thực hiện tốt chức năng tư tưởng chính trị và chức năng kinh doanh, cụ thể là:

- Tập trung sức lực và trí tuệ vào việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm, bảo đảm cơ cấu hợp lý, đa dạng các mặt hàng xuất bản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao của người dân; tập trung phổ cập kiến thức, hướng dẫn thực hành kỹ năng hoạt động thực tiễn; chú trọng hỗ trợ, đầu tư nhằm khuyến khích sáng tác, xuất bản sách phục vụ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số,…

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sản xuất và phổ biến các xuất bản phẩm trong xã hội; tinh chọn đề tài xuất bản, nguồn bản thảo, loại sách, chất liệu, hình thức phù hợp với nhu cầu của công chúng; tăng lượng bản phát hành, định giá hàng hóa phù hợp với khả năng của số đông công chúng, tạo sức mua trên thị trường, kích cầu tiêu dùng của xã hội.

- Tích cực tham gia Hội chợ triển lãm sách trong và ngoài huyện - một sân chơi lành mạnh, một hoạt động cộng đồng đầy ý nghĩa nhằm nâng cao năng lực của đơn vị trên thị trường xuất bản phẩm, tiếp cận, cọ xát với khách hàng bạn đọc ở diện rộng…

* Có phong trào đọc sách trong học sinh

Sách là tinh hoa của nhân loại, chứa đựng kho tàng kiến thức khổng lồ. Để duy trì, phát triển văn hóa đọc cho học sinh, các trường học trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, triển khai nhiều mô hình thư viện, phong trào đọc sách phong phú, đa dạng. Qua đó, giúp học sinh phát triển tư duy, có ý thức tự đọc, tự học, chủ động tiếp nhận và chọn lọc thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.

Các trường tiểu học cần triển khai mô hình thư viện tự quản, các hoạt động của thư viện này đều do học sinh trực tiếp tổ chức, quản lý và duy trì dưới sự tư vấn của giáo viên. Các em đã tích cực vận động sự ủng hộ sách từ giáo viên, phụ huynh, học

sinh và các cựu học sinh nhà trường để xây dựng tủ sách với nhiều nguồn sách hay nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tìm hiểu kiến thức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 36 - 38)