Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 61 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

2.3.4. Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học

phù hợp” 27,5% là ý kiến đánh giá của hình thức “Thông qua hình thức hội vui đọc sách”, 26,5% ý kiến đánh giá của hình thức “Thông qua hình thức giới thiệu về sách”, 15,0% đánh giá của hình thức “Thông qua hình thức hội vui đọc sách”… Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học thì BGH các trường tiểu học cần chú trọng hơn nữa trong việc lựa chọn các hình thức giáo dục văn hoá đọc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Có như vậy, mới nâng cao được hiệu quả giáo dục văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học hiện nay.

2.3.4. Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học học sinh tiểu học

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Các lực lượng tham gia hoạt động

giáo dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí

Minh 0.0 0.0 11.3 29.9 58.8 4.47 2 Các câu lạc bộ trong trường tiểu học 0.0 0.0 12.4 39.2 48.5 4.36

3 Trung tâm thư viện của các trường

tiểu học 0.0 0.0 15.5 74.2 10.3 3.95 4 Ban chấp hành công đoàn 0.0 0.0 36.1 25.8 38.1 4.02 5 Đoàn thanh niên của giáo viên 0.0 0.0 17.5 36.1 46.4 4.29

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học chỉ mang lại hiệu quả khi có được sự tham gia tích cực của các lực lượng như: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Các câu lạc bộ trong trường tiểu học; Trung tâm thư viện của các trường tiểu

học; Ban chấp hành công đoàn; Đoàn thanh niên của giáo viên… trong đó “Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” là lực lượng nòng cốt nhất với (4.47) là điểm trung bình trong ý kiến đánh giá của CBQL và GV, 88,7% ý kiến đánh giá ở mức “Đồng ý” và “Rất đồng ý”. Lứa tuổi học sinh tiểu học thì tổ chức Đội là tổ chức thu hút được sự tham gia động đảo của các em. Chính vì thế, khi tổ chức đội tham gia vào hoạt động giáo dục văn hoá đọc sẽ có sức hút khá lớn đối với các em học sinh tiểu học.

Bên cạnh đó “Các câu lạc bộ trong trường tiểu học” cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức “đồng ý” và “Rất đồng ý” với điểm số trung bình khá cao (4.36) và xếp thứ 2 trong 5 nội dung khảo sát. Các câu lạc bộ trong nhà trường tiểu học cũng là một trong những lực lượng có vai trò khá quan trọng trong việc giáo dục văn hoá đọc cho học sinh. Thông qua các hình thức hoạt động của mình các câu lạc bộ sẽ lồng ghép để giáo dục văn hoá đọc cho các em…Tuy nhiên, trung tâm thư viện của các tường tiểu học lại được CBQL và GV đánh giá ở mức độ đồng ý thấp nhất trong các nội dung khảo sát. Chính vì thế các trường tiểu học cần chú trong hơn nữa vai trò của trung tâm thư viện trong việc giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học. Đặc biệt vẫn còn khá nhiều ý kiến đánh giá ở mức độ “Tương đối đồng ý” với các nội dung khảo sát. 36,1% ý kiến đánh giá của CBQL và GV đối với lực lượng là “Ban chấp hành công đoàn trường”, 17,5% là “Đoàn thanh niên của giáo viên”, 15,5% là “Trung tâm thư viện của các trường tiểu học” và 12,4% là “Câu lạc bộ trong trường tiểu học”. Do đó, trong thời gian tới BGH các trường tiểu học cần phải quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện để kêu gọi sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường vào hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của HS về nội dung này kết quả được biểu thị tại bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá của HS về các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Các lực lượng tham gia hoạt động

giáo dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí

Minh 0.0 0.0 7.5 37.0 50.5 4.23 2 Các câu lạc bộ trong trường tiểu học 0.0 0.0 7.5 51.0 41.5 4.34

3 Trung tâm thư viện của các trường

tiểu học 0.0 0.0 5.5 62.5 32.0 4.27 4 Ban chấp hành công đoàn 0.0 0.0 17.5 39.5 43.0 4.26 5 Đoàn thanh niên của giáo viên 0.0 0.0 12.5 46.0 41.5 4.29

Kết quả khảo sát bảng 2.8 đã cho thấy về cơ bản HS đều cho đánh giá cao mức độ đồng ý với các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho HS tại các trường tiểu học hiện nay. Điểm số dao động của các mức độ trả lời từ (4.23 đến 4.34). Trong đó phương án được HS lựa chọn đánh giá ở mức độ đồng ý cao nhất là “Các câu lạc bộ trong trường tiểu học”. Với 51,0% đánh giá ở mức “Đồng ý” và 41,5% đánh giá ở mức “Rất đồng ý”. Với kết quả này đã thể hiện được rõ vai trò của các câu lạc bộ trong trường tiểu học khi tham gia vào hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh. 37,5% ý kiến đánh giá ở mức “Đồng ý” và 50,5% đánh giá ở mức “Rất đồng ý” đối với phương án khảo sát “Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”. Tóm lại, để hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho HS ở các trường tiểu học thì cần phải huy động được các lực lương tham gia. Do vậy, đẩy mạnh công tác quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức phối hợp cho các lực lượng tham gia vào

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)