Quản lý đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu

3.2.3. Quản lý đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá

hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Bên cạnh các hoạt động theo quy định của TV, việc đổi mới các hoạt động của TV nhằm thu hút, lôi cuốn sự tham gia của giáo viên, HS trong nhà trường vào các hoạt động TV; từ đó tạo hứng thú đọc sách, đam mê tìm tòi, hiểu biết cho HS; tăng thời gian đọc sách cũng như tăng số lượt lên TV, mượn sách, tài liệu của HS một cách có hiệu quả để đạt mục tiêu bồi dưỡng văn hóa đọc sách cho HS TH. Như vậy, biện pháp này hướng tới việc bồi dưỡng kỹ năng đọc sách cho HS, khơi dậy hứng thú đọc sách và tạo dựng môi trường đọc sách nhằm hình thành thói quen đọc sách cho HS TH.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để làm tốt biện pháp đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho HS trước hết cần phải căn cứ trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học. Đồng thời vận dụng các nội dung và hình thức phù hợp với thực tiễn của Nhà trường, đặc điểm của đối tượng, thời gian và không gian phù hợp để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

Cần phải xây dựng và lồng ghép thêm vào những nội dung khác nhằm tạo cho nội dung phong phú, mang tính cập nhật hơn, từ đó có thể xây dựng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS tiểu học. Bên cạnh đó có thể phối hợp,

lồng ghép giữa các hình thức đố vui về sách, câu lạc bộ đọc sách, giới thiệu về sách… tạo nên hiệu ứng tích cực trong quá trình đọc sách cho học sinh tiểu học.

Xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức giáo dục văn hoá đọc cho HS tiểu học là một trong những khâu quan trọng. Trong đó, xây dựng kịch bản, tổ chức phân công, phân nhiệm phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, phối hợp thực hiện nhằm phát huy nội lực có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công trong quá trình triển khai hoạt động.b Trên cơ sở mục tiêu đề ra, cần xây dựng kế hoạch chi tiết với nội dung rõ ràng từ đó có cơ sở để lựa chọn các hình thức phù hợp.

Xây dựng nội dung phong phú, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, kết hợp lồng ghép các phương pháp trong các hoạt động. Bên cạnh đó phải kết hợp với các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông qua bản tin, áp – phích, website của Trường để có những tác động vào nhận thức và thu hút các em học sinh tiểu học tham gia. Để đạt được mục đích đề ra với chất lượng và hiệu quả cao nhất cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học cần phải chú trọng đổi mới nội dung và hình thức giáo dục văn hoá đọc cho học sinh một cách sinh động. Tuy nhiên, các phương pháp và hình thức đó phải được xây dựng kế hoạch chi thiết, cụ thể với mục tiêu và nội dung được xác định rõ ràng.

Để biện pháp được thực hiện một cách đồng bộ, khả thi và có hiệu quả cao nhất cần phải có sự chỉ đạo, giám sát từ cấp quản lý đến các đơn vị cá nhân có liên quan. Đồng thời phải có sự thống nhất, đồng thuận của mọi thành phần trong Nhà trường để cùng nhau thực hiện tốt nhất.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có sự thống nhất cao giữa ban giám hiệu, nhân viên TV và các cá nhân, bộ phận liên quan. Đảm bảo đúng các nguồn lực, dự kiến việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả (trong đó có nguồn lực có thể phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau). Đối với các hình thức đổi mới hoạt động TV, hiệu trưởng cần xác định một cách cẩn thận, tránh lãng phí, tốn kém và đúng thời điểm (tránh thời điểm các kỳ thi trong năm học). Huy động sự tham gia, sự nhiệt tình, sự sáng tạo của HS, GVCN và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)