Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

có số điểm trung bình thấp hơn so với ý kiến đánh giá của CBQL và GV. Tuy nhiên, điểm số trung bình vẫn khá cao về mức độ phù hợp của các nội dung giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học điểm trung bình dao động từ (4.24 đến 4.47) và trên 80% ý kiến đánh giá cho cả 6 nội dung khảo sát ở mức độ đánh giá “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Nội dung được các em HS đánh giá ở mức độ phù hợp cao nhất là “Rèn luyện thói quen đọc Sách giáo khoa nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh” (4.47). Học sinh tiểu học chủ yếu được tiếp cận hệ thống sách giáo khoa, đây là phương tiện rất quan trọng để các em tiếp thu nguồn tri thức ở bậc tiểu học. Chính vì thế nội dung giáo dục văn hoá đọc là hướng đến giúp các em hình thành thói quen đọc sách giáo khoa và đặc biệt là phát triển ở các em kỹ năng tự học.

Việc “Hướng dẫn học sinh cách đọc SGK trên lớp học, biết cách đọc sao cho vừa tiết kiệm được thời gian vừa đạt hiệu quả” cũng là một trong các nội dung được các em HS đánh giá ở mức độ phù hợp cao với điểm trung bình (4.32). Đọc sách không chỉ nắm bắt được tinh thần của sách mà điều quan trọng là giúp các em học sinh tiểu học phải tiết kiệm được thời gian và công sức. Nghĩa là khi cầm một quấn sách trên tay các em có được các kỹ năng trong đọc sách.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một tỉ lệ % ý kiến đánh giá của học sinh ở mức “Tương đối hiệu quả”. Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới khi lựa chọn các nội dung giáo dục văn hoá đọc BGH các trường tiểu học cần chú trọng điều chỉnh các nội dung này để phù hợp hơn với đối tượng là học sinh tiểu học. Mục đích cao nhất của giáo dục văn hoá đọc chính là hình thành ở các em lòng đam mê đọc sách, thới quen đọc sách và biết trân quý sách.

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học sinh tiểu học

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ phù hợp của các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoa đọc cho học sinh tiểu học

STT Hinh thức hoạt động giáo dục văn

hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Thông qua hình thức hội thi kể chuyện

theo sách 0.0 0.0 7.2 29.9 62.9 4.0 2 Thông qua hình thức hội vui đọc sách 0.0 0.0 9.3 38.1 52.6 3.98 3 Thông qua hình thức hội vui đọc sách 0.0 0.0 20.6 46.4 33.0 3.70 4 Thông qua hình thức giới thiệu về sách 0.0 0.0 12.4 40.2 49.5 4.30 5 Thông qua triển lãm trừng bày về sách 0.0 0.0 15.5 28.9 55.7 3.99

6 Thông qua tập huấn về kỹ năng đọc

sách 0.0 0.0 7.2 47.4 45.4 4.23

Kết quả khảo sát bảng bảng 2.5 cho thấy hiện nay các trường tiểu học khi tiến hành hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh thường được thông qua các hình thức sau: Thông qua hình thức hội thi kể chuyện theo sách; Thông qua hình thức hội vui đọc sách; Thông qua hình thức giới thiệu về sách; Thông qua triển lãm trừng bày về sách; Thông qua tập huấn về kỹ năng đọc sách. Trong đó hình thức được đánh giá ở mức độ phù hợp cao nhất là “Thông qua hình thức giới thiệu về sách”, với điểm số trung bình (4.30) và có tới 89,7% đánh giá ở mức độ “Phù hợp” và “Rất phù hợp” và chỉ có 12,4% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp” không có ý kiến nào đánh giá ở mức “Phù hợp” và “Không phù hợp”. Điều này cho thấy giới thiệu sách là một trong các hình thức đơn giản nhất để giúp học sinh biết về sách, biết về các nội dung có trong sách.

Hình thức “Thông qua tập huấn về kỹ năng đọc sách” với điểm trung bình là (4.23) đây cũng là hình thức được CBQL và GV đánh giá ở mức độ phù hợp khá cao với 93,2% ý kiến đánh giá ở mức “Phù hợp” và “Không phù hợp”. Qua đây có thể nhận thấy, việc tập huấn về kỹ năng đọc sách đã được các trường tiểu học chú trọng trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu muốn phát huy được hiệu quả của của hoạt động đọc sách thì các trường tiểu học cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn về kỹ năng đọc sách cho các em. Có như vậy mới hình thành được thói quen và sự say mê đọc sách ở các em học sinh tiểu học.

Để có thêm căn cứ khẳng định mưc độ phù hợp của các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá từ chính các em học sinh. Kết quả thu được tại bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của HS về mức độ phù hợp của các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Hinh thức hoạt động giáo dục văn

hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Thông qua hình thức hội thi kể

chuyện theo sách 0.0 0.0 11.5 42.5 46.0 4.35 2 Thông qua hình thức hội vui đọc sách 0.0 0.0 27.5 33.5 39.0 4.12 3 Thông qua hình thức hội vui đọc sách 0.0 0.0 15.0 34.5 50.5 4.36

4 Thông qua hình thức giới thiệu về

sách 0.0 0.0 26.5 37.5 36.0 4.10

5 Thông qua triển lãm trừng bày về

sách 0.0 0.0 9.0 41.0 50.0 4.41

6 Thông qua tập huấn về kỹ năng đọc

sách 0.0 0.0 6.0 49.0 45.0 4.39

Kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy các em HS đánh giá khá cao về mức độ phù hợp của các hình thức giáo dục văn hoá đọc. Với điểm trung bình dao động tư (3.12 đến 3.39) và có tới trên 80% ý kiến đánh giá ở mức “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Hình thức được các em HS đánh giá ở mức độ phù hợp cao nhất là “Thông qua triển lãm trừng bày về sách” (4.41). Đối với HS tiểu học thì hình thức này là khá hấp dẫn đối với các em, thông qua triển lãm và trưng bày về sách sẽ cho các em HS tiểu học biết đến các loại sách, từ đó khơi nguồn cảm hứng cho các em về sách. Bên cạnh đó, hình thức “Thông qua hình thức giới thiệu về sách” cũng được các em đánh giá ở mức độ phù hợp khá cao với điểm số trung bình là (4.10). Đặc biệt hình thức về “Thông qua tập huấn về kỹ năng đọc sách” cũng được đánh giá với điểm số trung bình là (4.39) và có tới 94% đánh giá ở mức độ “Phù hợp” và “Rất phù hợp”.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số ý kiến đánh giá của HS về các hình thức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 61)