Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 65 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường

2.4.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu

trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học học

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả của việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc

STT Lập kế hoạch tổ chức hoạt động

giáo dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1

Lập kế hoạch chỉ rõ các nội dung cần tập trung trong việc giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 23.7 39.2 37.1 4.13

2

Lập kế hoạch trong việc lựa chọn các phương pháp và hình thức giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 10.3 40.2 49.5 4.39

3

Lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền về các nội dung cần giáo dục về văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 12.4 45.4 42.3 4.30

4

Lập kế hoạch chỉ rõ các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 15.5 58.8 25.8 4.10

5

Lập kế hoạch chỉ rõ các điều kiện cần đảm bảo cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 26.8 30.9 42.3 4.15

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kết quả khảo sát bảng 2.11 cho thấy việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh đã tập trung vào các vấn đề chính như: Lập kế hoạch để chỉ rõ các nội dung cần giáo dục về văn hoá đọc; Lập kế hoạch chỉ rõ việc lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục văn hoá đọc; Lập kế hoạch tuyên tuyền về các nội dung giáo dục văn hoá đọc; Lập kế hoạch chỉ rõ các lực lượng tham gia; Lập kế hoạch chỉ rõ các điều kiện cần đảm bảo cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc. Điểm trung bình về mức độ hiệu quả được đánh giá khác cao dao động từ (4.13) đến (4.39). Và trên 70% ý kiến đánh giá ở mức “Khá” và “Tốt”. Tuy nhiên vẫn có tới 26% ý kiến đánh giá ở mức “Trung bình” cho phương án Lập kế hoạch chỉ rõ các điều kiện cần đảm bảo cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh”, 23,7% đánh giá ở cùng mức độ này của phương án “Lập kế hoạch chỉ rõ các nội dung cần tập trung trong việc giáo dục văn hoá đọc cho học sinh”, 15,5% ý kiến đánh giá “Trung bình” cho phương án “Lập kế hoạch chỉ rõ các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh” và 12,4% cho phương án “Lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền về các nội dung cần giáo dục về văn hoá đọc cho học sinh”.

Từ kết quả khảo sát đã cho thấy các nhà trường tiểu học cần phải chú trọng hơn nữa trong khâu lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học. Bởi hoạt động giáo dục văn hoá đọc chỉ thành công khi nó được thực hiện trên cơ sở của một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết và khoa học. Thông qua kế hoạch đó đã cụ thể hoá các công việc cần phải làm từ việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức cũng như đảm bảo được các điều kiện cũng như sự huy động được các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học.

2.4.2. Tổ chức triển khai hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả của việc tổ chức triển khai hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Tổ chức triển khai hoạt động giáo

dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1

Thành lập các bộ phân chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 7.2 48.5 41.2 4.35

2

Tuyên truyền, phổ biến về văn hoá đọc cho các lực lượng và hoc sinh được biết

0.0 0.0 13.4 30.9 55.7 4.42

3 Bộ phận thư viện tổ chức tập huấn

cho học sinh về văn hoá đọc 0.0 0.0 20.6 48.5 30.9 4.10

4

Tổ chức đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 15.5 46.4 38.1 4.23

5

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 8.2 53.6 38.1 4.30

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kết quả khảo sát bảng 2.12 cho thấy việc tổ chức triển khai hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho HS cũng đã đạt được hiệu quả nhất định xét theo điểm trung bình thì các nội dung đều được CBQL và GV đánh giá khá cao. Điểm trung bình cao nhất là (4.42) điểm trung bình thấp nhất là (4.10) và xét vào các mức độ cụ thể thì việc “Thành lập các bộ phân chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh” có tới 48,5% đánh giá ở mức “Khá”, 41,2% đánh giá ở mức “Tốt”, 30,9% đánh giá ở mức “Khá” và 55,7% đánh giá ở mức “Tốt” đối với phương án “Tuyên truyền, phổ biến về văn hoá đọc cho các lực lượng và hoc sinh được biết”. Với kết quả trên thì đã cho thấy các trường tiểu học đã rất quan tâm đến công tác triển khai thực hiện hoạt động giáo dục văn hoá đọc

cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn có 20,6% ý kiến đánh giá ở mức độ hiệu quả “Trung bình” cho phương án “Bộ phận thư viện tổ chức tập huấn cho học sinh về văn hoá đọc”, 15,5% ở cùng mức độ đánh giá cho phương án “Tổ chức đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh”. 13,4% cho phương án “Tuyên truyền, phổ biến về văn hoá đọc cho các lực lượng và hoc sinh được biết”.

Từ kết quả khảo sát này cho thấy, để công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học thì BGH các trường tiểu học cần phải quan tâm hơn nữa khâu tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh. Bởi chỉ khi các hoạt động giáo dục văn hoá đọc được triển khai đến từng giáo viên và các em học sinh thì sẽ giúp các em học sinh tiểu học có cơ hội tiếp cận và hình thành được các kỹ năng đọc sách, cũng như các thói quen đọc sách, đặc biệt là các đức tính của một người đọc sách.

2.4.3. Chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả của việc chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức

STT Chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương

pháp và hình thức Tỉ lệ % ĐTB

1

Ra quyết định triển khai lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 16.5 33.0 50.5 4.34

2

Đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 12.4 54.6 33.0 4.21

3

Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 23.7 46.4 29.9 4.06

4

Chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 35.1 25.8 39.2 4.04

5

Thẩm định và thử nghiệm các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

0.0 0.0 19.6 37.1 43.3 4.24

Kết quả khảo sát đã chỉ rõ công tác chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học bằng các nội dung cụ thể như: “Ra quyết định triển khai lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh”, phương án này có điểm trung bình đánh giá ở mức độ hiệu quả là (4.34) đây là số điểm trung bình cao nhất trong 5 phương án khảo sát, và có tới 33,0% đánh giá ở mức “Khá”, 50,5% đánh giá ở mức “Tốt”. Tuy nhiên, vẫn có 16,5% đánh giá ở mức hiệu quả “Trung bình”. Ở nội dung “Thẩm định và thử nghiệm các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh” có điểm trung bình cao thứ 2 trong 5 nội dung khảo sát (4.24) và có 37,1% đánh giá ở mức “Khá”, 43,3% đánh giá ở mức “Tốt”. Điều này cho thấy việc thẩm định và thử nghiệm các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho HS và rất quan trọng. Đây là khâu kết luận cuối cùng trước khi cho triển khai vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên, vẫn có 19,6% ý kiến đánh giá ở mức “Trung bình” về hiệu quả thực hiện. Chính vì thế BGH các trường tiểu học cũng cần phải điều chỉnh lại khâu thẩm định, và thử nghiệm các nội dung, phưng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh một cách phù hợp nhất.

Bênh cạnh đó phương án về “Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh” cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức hiệu quả với điểm trung bình là (4.06) và có 46,4% đánh giá ở mức “Khá”, 29,9% đánh giá ở mức “Tốt”. Có 23,7% đánh giá ở mức “Trung bình”. Với kết quả đánh giá này thì cũng cần chú trọng hơn nữa việc chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung các nội dung phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh.

Một trong những phương án vẫn còn có tới 35,1% ý kiến đánh giá ở mức độ hiệu quả trung bình là “Chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh”. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc phải có được bộ tiêu chuẩn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học hiện nay.

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học học

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả của kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

văn hóa đọc cho học sinh tiểu học Tỉ lệ % ĐTB

1

Kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trường

1.5 2.1 30.1 26.1 40.2 3.67

2 Kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện tiết

đọc sách tại thư viện 0.0 0.0 6.2 51.5 42.3 4.36 3

Kiểm tra, đánh giá lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục văn hoá đọc

0.0 0.0 13.4 30.9 48.5 4.38

4

Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc

0.0 0.0 12.4 36.1 51.5 4.39

5 Kiểm tra, đánh giá các điều kiện hỗ trợ

hoạt động giáo dục văn hoá đọc 0.0 0.0 9.3 34.0 56.7 4.47

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng quản lý của người quản lý, để làm rõ thực trạng này trong quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL và GV kết quả tại bảng 2.13 đã cho thấy về cơ bản công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh cũng đã đạt được hiệu quả nhất định với điểm trung bình đánh giá thấp nhất là (3.67) và điểm cao nhất là (4.47). Trong đó phương án được đánh giá ở mức hiệu quả cao nhất là “Kiểm tra, đánh giá các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc” với 34,0% đánh giá ở mức “Khá” và có tới 56,7% đánh giá ở mức “Tốt”. Phương án được CBQL, GV đánh giá ở mức độ hiệu quả thấp nhất trong cácc phương án khảo sát là “Kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trường” với điểm trung bình (3.67) và có 40,2% đánh giá ở mức “Tốt”, 26,1% đánh giá ở mức “Khá”, nhưng có tới 30,1% đánh giá ở mức “Trung bình”, 2,1% đánh giá ở mức “Yến” và 1,5% đánh giá ở mức “Kém”. Chính vì vậy, để hiệu quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học cần phải chú trọng hơn nữa khâu tiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách. Bởi chính khâu giới thiệu sách sẽ có vai trò rất quan trọng trong giáo dục văn hoá đọc cho học sinh.

2.4.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

STT Yếu tố chủ quan Tỉ lệ % ĐTB

1

Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá đọc

0.0 0.0 0.0 30.9 69.1 4.69

2 Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ

quản lý 0.0 0.0 0.0 58.8 41.2 4.41

3 Điều kiện cơ sở vật chất của thư viện

của các trường tiểu học 0.0 0.0 0.0 41.2 58.8 4.59

4 Thực trạng văn hoá đọc hiện nay ở

các trường tiểu học 0.0 0.0 0.0 40.2 59.8 4.60

STT Yếu tố khách quan Tỉ lệ % ĐTB

1

Điều kiện cơ sở vật chất và sự đầu tư của địa phương đối với các trường tiểu học

0.0 0.0 0.0 43.3 56.7 4.57

2 Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của

cấp trên 0.0 0.0 7.2 30.9 61.9 4.55

3 Các quy định của bộ giáo dục và đào

tạo về văn hoá đọc 0.0 0.0 9.3 49.5 41.2 4.32

4 Sự phối hợp của các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường 0.0 0.0 5.2 41.2 53.6 4.48

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kết quả khảo sát bảng 2.14 cho thấy quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Điểm số trung bình trong đánh giá của CBQL và GV đối với sự ảnh hưởng của yếu tố chủ quan dao động từ (4.41 đến 4.69). Trong đó yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là “Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá đọc”. Với 100% đồng ý với đánh giá ở mức “Ảnh hưởng” và “Rất ảnh hưởng”. Qua đây có thể thấy vấn đề nhận thức là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học. Chính vì thế, các trường tiểu học cần tổ chức tuyên truyền, để CBQL, GV và HS hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục văn hoá đọc cho học sinh. Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng với điểm trung bình lớn thứ 2 là “Thực trạng văn hoá đọc hiện nay ở các trường tiểu học” (4.60). Để đề ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học cần phải dựa trên thực trạng về văn hoá đọc của học sinh. Từ việc phân tích

thực trạng sẽ chỉ rõ được các nguyên nhân của thực trạng đó.

Bên cạnh những yếu tố chủ quan thì quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh cũng chịu tác động của những yếu tố khách quan như: Điều kiện cơ sở vật chất và sự đầu tư của địa phương đối với các trường tiểu học; Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của cấp trên; Các quy định của bộ giáo dục và đào tạo về văn hoá đọc; Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường…Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố khách quan này có mức độ ảnh hướng khá lớn đến quản lý hoạt động giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 65 - 71)