Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu

3.2.1. Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận

thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc quản lí thư viện tổ chức đổi mới các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thư viện nhằm thu hút, lôi cuốn sự tham gia của giáo viên,

HS trong nhà trường vào các hoạt động TV; từ đó tạo hứng thú đọc sách, đam mê tìm tòi, hiểu biết cho HS; tăng thời gian đọc sách cũng như tăng số lượt lên thư viện, mượn sách, tài liệu của HS một cách có hiệu quả để đạt mục tiêu bồi dưỡng văn hóa đọc sách cho HS. Làm cho học sinh nhận thức môi trường thư viện là nơi mà mỗi người học sinh cần tìm đến và khám phá kho tàng tri thức ở đó. Như vậy biện pháp này hướng tới việc bồi dưỡng kỹ năng đọc sách cho HS, khơi dậy hứng thú đọc sách và tạo dựng môi trường đọc sách nhằm hình thành thói quen đến thư viện, thói quen đọc sách cho HS Tiểu học.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Không thể phủ nhận rằng thư viện trường tiểu học ở Tây Giang với những hoạt động đa dạng và sinh động đã có đóng góp khá lớn trong sự phát triển VHĐ của học sinh, đồng thời những hạn chế trong VHĐ của các em cũng phản ánh những điểm yếu trong hoạt động thư viện. Mặt khác, cũng phải nhận thức rõ rằng, chất lượng giáo dục VHĐ cho học sinh trong thư viện trường học không chỉ phụ thuộc vào chính nhân viên thư viện mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục VHĐ cho học sinh tiểu học trong thư viện trường học, cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đổi mới các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đa dạng hóa các hoạt động thư viện, giáo dục văn hóa đọc cho HS như: Bồi dưỡng kỹ năng đọc sách cho HS; xây dựng tủ sách mini tại các lớp học; xây dựng thư viện xanh; nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách; phát động các cuộc thi về kỹ năng đọc sách đối với HS; thành lập các câu lạc bộ đọc sách, giới thiệu sách,…Hiệu trưởng phải khơi mào cho việc thực hiện giáo dục VHĐ, phân tích, quán triệt cho đội ngũ để lan tỏa sâu rộng; giáo dục học sinh về tầm quan trọng của việc đến thư viện tìm và đọc sách.

Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo hoạt động đọc sách thông qua các biện pháp quản lí hành chính; Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về việc đọc sách cho HS thì hiệu trưởng nhà trường cần phải sử dụng các biện pháp quản lí hành chính để tăng hiệu quả việc đọc sách thường xuyên đối với HS trong toàn trường. Hiệu trưởng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện nằm trong chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Hiệu trưởng ban hành những quy định bắt buộc về việc đọc sách, mượn sách tại thư viện nhà trường đối với cả giáo viên và HS. Chẳng hạn như: xếp thời khóa biểu chính khóa quy định thời gian đọc sách, số lượt mượn sách đối với giáo viên và HS tại thư viện trong một tuần, tháng,.. đưa tiêu chí số lượt đọc sách tại thư viện vào tiêu chí thi đua hàng tuần của các lớp, thi đua học kì, cuối năm của giáo viên,… Kiểm tra hồ sơ tuyên truyền, giới thiệu sách của nhân viên thư viện, tập thể lớp hàng tháng; biên bản, báo cáo sinh hoạt lớp theo các chủ đề liên quan đến sách và đọc sách của giáo viên chủ nhiệm và các lớp,... Từ các biện pháp quản lí hành chính sẽ tạo nên hiệu ứng thi đua

sâu rộng về đọc sách trong giáo viên và HS của nhà trường, từ đó giáo dục thói quen đọc sách và nhu cầu đọc sách cho HS .

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hoạt động để phát triển văn hóa đọc cho HS bao gồm các hoạt động: Bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng đọc sác cho HS; giới thiệu sách; triển lãm sách; đọc sách theo chủ đề; các cuộc thi đọc sách, kể chuyện, đóng kịch theo sách, thư viện xanh; tủ sách mini; tủ sách thông minh,… Đề tài đưa ra một số hình thức thực hiện tiêu biểu như sau:

a. Bồi dưỡng kỹ năng đọc sách cho HS: Biện pháp này nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc đọc sách thường xuyên, cũng như cung cấp cho các em phương pháp, kỹ năng đọc sách hiệu quả. Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo việc bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng đọc sách hiệu quả cho HS, thông qua:

- Chỉ đạo nhân viên thư viện thực hiện các tiết học thư viện.

- Chỉ đạo giáo viên bộ môn thực hiện tích hợp nội dung giáo dục văn hóa đọc cho học sinh trong các môn học cụ thể (Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lí, Khoa học, …) và yêu cầu các giáo viên định hướng việc tìm tài liệu để đọc cho HS theo các môn học và chủ đề cụ thể. Để hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho HS, yêu cầu HS tuân thủ các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?". Từ đó mới trả lời được câu hỏi: "Đọc sách gì?, Đọc sách ở đâu? Đọc sách như thế nào?".

Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách. Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: Tên cuốn sách; Tên tác giả, Tên nhà xuất bản; Năm xuất bản; Lần xuất bản. Đối với HS Tiểu học thì phải định hướng việc nhớ được tên tác phẩm, tên tác giả, ấn tượng ban đầu về tên tác phẩm và trang bìa cuốn sách.

Bước 3: Xem mục lục. Khi được phỏng vấn về phương pháp đọc sách, các em quan tâm như thế nào đến thông tin phần mục lục. Học sinh trả lời: đọc luôn nội dung từ đầu đến cuối hoặc đọc đoạn theo ý thích. Do vậy, việc hướng dẫn các em đọc mục lục đầu tiên giúp các em tìm hiểu những nội dung quan trọng, cần thiết trước, vừa tập trung cho việc đọc, lại vừa tiết kiệm thời gian.

Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời mở đầu và lời kết luận, tóm tắt. Mục đích của thao tác này là để HS nắm được nội dung chủ đạo của cuốn sách, đoạn nào được đánh giá là đặc sắc, nổi bật về nội dung và nghệ thuật.

Bước 5: Đọc một vài đoạn. Thao tác này nhằm mục đích giúp HS cảm nhận và đối chiếu với ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.

Bước 6: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu). Gồm các thao tác đọc như: Đọc lướt qua; đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần); đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ; đọc nghiền ngẫm nội dung; đọc chủ động; đọc nông; đọc sâu, đọc có tóm tắt ý từng đoạn, từng chương… Yêu cầu cao hơn của việc đọc sách đó là: Biết vận dụng các phương pháp, kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc, như ghi chép, tóm tắt (sử

dụng lược đồ tư duy đã được học để tóm tắt, tổng hợp nội dung cuốn sách), viết chú giải, lập hộp phiếu thư mục, viết cảm nhận, trao đổi với bạn bè, người thân,.. và biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.

b. Xây dựng tủ sách mini tại các lớp học: Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên TV phối hợp với GVCN, Ban thiếu niên nhà trường thực hiện xây dựng tủ sách mini tại các lớp học với mục đích đưa sách tới từng HS và mở rộng quy mô của TV nhà trường. Các bước thực hiện như sau:

Thứ nhất: Nhân viên TV chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho việc phát hành tủ

sách mini tại các lớp học. Mỗi lớp được phát một tủ sách bốn ngăn, một sổ nhật ký mượn – trả, một bảng nội quy bạn đọc.

Thứ hai: Nhân viên TV thực hiện phân loại, dán nhãn và đóng dấu TV cho toàn

bộ tài liệu, sau đó phân bổ về các lớp. Nhân viên TV tập huấn công tác biên tập sách, tài liệu liên quan tới từng lứa tuổi, trình độ theo đúng quy định cũng như công tác QL sách cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp. Bên cạnh nguồn sách được cấp từ đầu, sách được quyên góp và mua bổ sung gồm: Sách giáo khoa, sách hướng dẫn học tốt, sách tham khảo, truyện ngắn, truyện tranh,báo nhi đồng, báo thiếu niên,... Quy định thời gian thu sách hàng tháng. Trong đó xác định, đối tượng huy động sách là HS trong lớp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh HS, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, tổ chức thôn xóm, xã…

Thứ ba: Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên TV thực hiện quy định thời gian đọc sách

tại tủ sách mini: Giờ ra chơi, tiết trống, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt cộng đồng, đầu giờ học mỗi ngày...

Thứ tư: Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên TV thực hiện QL hoạt động thường xuyên

của tủ sách mini tại các lớp học bằng cách Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ lớp để duy trì hoạt động thường xuyên của tủ sách mini tại mỗi lớp. Đồng thời, nhân viên TV phối hợp với GVCN và Ban NGLL nhà trường, TPT Đội quản lí hoạt động thường xuyên việc đọc sách tại các lớp học từ đó hình thành ý thức tự giác, tự quản, nề nếp đọc sách của mỗi tập thể lớp, mỗi HS.

Thứ năm: Sơ kết, Tổng kết đánh giá, khen thưởng. Việc sơ, tổng kết, đánh giá

thường xuyên sẽ giúp cho nhân viên thư viện và Ban giám hiệu nhà trường nắm bắt được tình hình hoạt động, qua đó duy trì, phát huy những việc làm được, khắc phục những khó khăn, điều chỉnh những sai sót và biểu dương khen thưởng thành tích nhằm tạo động lực tích cực cho đội ngũ giáo viên, học sinh, tập thể học sinh trong việc duy trì hoạt động thường xuyên, ổn định, chất lượng của các tủ sách mini tại các lớp học. Bằng các biện pháp cụ thể: Đưa vào các tiêu chí thi đua theo chủ điểm của nhà trường, tổ chức thi giới thiệu sách hàng tuần giữa các tổ trong tập thể lớp; tuyên dương, khen thưởng dưới cờ; thường xuyên thu thông tin phản hồi từ HS, giáo viên để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Mọi nội dung trong sơ kết, tổng kết, đánh giá, thi đua khen thưởng phải được duy trì thường xuyên, đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng, mang

tích giáo dục cao để nâng tầm của việc thực hiện văn hóa đọc trong trường học.

c. Xây dựng thư viện xanh thân thiện: nhằm đổi mới hình thức đọc sách, tạo hứng thú đọc sách cho HS và tận dụng không gian sân chơi trong những ngày thời tiết đẹp. Đó là những giỏ sách di động, những cuốn sách hay được đặt trong các giỏ, các tủ kính đặt rải rác khắp sân trường gần hệ thống ghế đá,… HS có thể tự do lấy sách và ngồi học ngay tại ghế đá dưới gốc cây sau đó tự giác trả lại đúng nơi quy định. Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên TV phát động tới từng chi đội lớp và từng HS phong trào xây dựng TV xanh thân thiện, cụ thể:

- Mỗi chi đội/ lớp sẽ chuẩn bị một giỏ đựng sách (được trang trí đẹp và có gắn tên chi đội) và từ 3-5 chai nhựa được cắt theo hướng dẫn cụ thể và nộp về TV nhà trường.

- Nhân viên TV tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của TV xanh, thân thiện.

- Nhân viên TV phối hợp với đội xung kích của nhà trường giám sát hoạt động đọc sách tại TV xanh thận thiện của nhà trường.

- Nhân viên TV thường xuyên thu thông tin phản hồi từ HS để kịp thời thay đổi các loại sách đáp ứng nhu cầu, đồng thời đảm bảo tính giáo dục.

- Nhà trường tích cực tham mưu cấp trên hỗ trợ kinh phí để phát triển các nhà mini ở sân trường, các điều kiện thiết yếu khác để các em học sinh có cơ hội đọc được ở mọi nơi mọi lúc khi đến học tập, sinh hoạt, vui chơi tại trường.

d. Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách: Biện pháp này là cầu nối giữa HS với sách. Bên cạnh định hướng việc đọc sách còn giúp các em hiểu được cái hay của nội dung sách, khơi dậy trí tưởng tượng và sự tò mò đối với HS THCS. Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên TV thực hiện hoạt động giới thiệu sách ở 2 cấp độ: Toàn trường liên đội và từng lớp học chi đội theo kế hoạch cụ thể.

- Đối với hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách toàn trường: Nhân viên TV phối hợp với Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo các tiết sinh hoạt dưới cờ định kì hàng tháng. Theo lịch phân công lớp trực tuần của Tổng phụ trách Đội, nhân viên TV kết hợp với Tổng phụ trách Đội và GVCN định hướng và hỗ trợ tổ chức thực hoạt động giới thiệu sách dưới cờ của học sinh. Đồng thời, xây dựng tiêu chí chấm điểm thi đua theo mức độ thực kết quả của buổi giới thiệu sách đối với từng khối lớp và toàn trường trong các hoạt động thi đua chung của toàn trường. Trong việc giới thiệu sách phải có sự chuẩn bị kĩ về nội dung, hình thức, mang tính thu hút, kích tích tò mò của học sinh, để các em tìm đến thư viện tìm đọc.

- Đối với hoạt động giới thiệu sách tại lớp học: Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên TV phối hợp với GVCN phát động phong trào “Mỗi tuần một cuốn sách hay” và phân công nhiệm vụ cho từng tổ/ nhóm HS thực hiện giới thiệu sách vào các tiết sinh hoạt cuối tuần, các tiết hoạt động tập thể và được tính vào điểm thi đua của tổ, của cá nhân HS. Đồng thời qua đó giúp các em hình thành kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết

trình, sự tự tin trước đám đông, năng lực tư duy sáng tạo và khơi dậy tinh thần thi đua, ham học hỏi của các em…

Yêu cầu:

+ Đảm bảo đúng các nguyên tắc của hoạt động giới thiệu sách.

+ Lựa chọn sách phù hợp đảo bảo tính giáo dục, tiêu biểu, nhân văn (danh nhân lịch sử, địa danh lịch sử, sách về bảo vệ môi trường, sách của tác giả nổi tiếng, sách có giá trị giáo dục và giá trị nhân văn cao…).

+ Hoạt động sân khấu hóa tạo hứng thú, khơi gợi sự tò mò của HS về nội dung cuốn sách.

+ Định hướng việc đọc sách của HS trong các tiết học, với các môn học và từng nội dung cụ thể.

+ Giới thiệu nơi có thể cung cấp cuốn sách.

+ Giới thiệu các thể loại, tác phẩm khác gần gũi, cùng chủ để.

+ Đối với hoạt động giới thiệu sách ở cấp chi đội, GVCN cần chú ý công tác tuyên dương, khen thưởng phù hợp để khích lệ các em. Như vậy, nếu làm tốt hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã có thể giới thiệu, định hướng việc đọc sách cho một số lượng lớn người đọc (HS và giáo viên toàn trường). Việc đánh giá mức độ kết quả của buổi giới thiệu sách, hiệu trưởng cần lưu ý đánh giá ở nhiều khía cạnh: thu thông tin phản hồi từ HS, từ giáo viên, các câu hỏi, nhu cầu liên quan đến cuốn sách, số lượt tìm đọc cuốn sách tại TV hoặc thậm chí là bài thu hoạch, bài viết cảm tưởng về cuốn sách,…

e. Phát động các cuộc thi đọc sách đối với HS

Nhân viên TV có thể tham mưu với Hiệu trưởng và phối hợp với Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm lớp để phát động các cuộc thi đọc sách đối với Học sinh như: Thi giới thiệu sách, thi kể chuyện, đóng kịch theo sách, thi kỹ năng đọc sách nhanh, thi viết cảm tường về sách,… Trên cơ sở được sự phê duyệt của hiệu trưởng, nhân viên TV cần lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động về nguồn kinh phí, nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 81)