7. Cấu trúc luận văn
1.3.6. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu
tiểu học
* Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Để giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu
học thì cần phải phát huy được vai trò của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, thông qua các hoạt động đặc thù của mình, tổ chức đội sẽ đứng ra tổ chức các hoạt động về sách, tuyên truyền, kêu gọi các đội viên tham gia vào phong trào đọc sách. Tổ chức các cuộc giới thiệu về sách, các cuộc thi về các chủ đề của sách. Sức mạnh của Đội thể hiện ở việc kêu gọi được các em tham gia một cách đông đủ. Chính vì thế Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường tiểu học hiện nay có vai trò rất lớn trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giáo dục về văn hoá đọc sách cho học sinh tiểu học.
* Các câu lạc bộ trong trường tiểu học: Văn hoá đọc sẽ được hình thành khi có các
hoạt động phù hợp để thu hút được các em học sinh tham gia. Chính vì vậy, để giúp các em học sinh tiểu học có thể biết cách đọc sách, say mê và hình thành thói quen đọc sách, biết
yêu quý sách, yêu thích việc đọc sách, biết giữ gìn sách…từ những đặc thù này sẽ giúp các em hình thành được một văn hoá đọc cho bản thân. Ở trường tiểu học có thể thành lập các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ đọc sách; Câu lạc bộ tìm hiểu về sách; Câu lạc bộ kể chuyện theo sách…Chính việc được tham gia vào các câu lạc bộ này không chỉ giúp các em hứng thú với việc đọc sách mà điều quan trọng là các em có được sân chơi phù hợp với lứa tuổi của mình.
* Trung tâm thư viện của các trường tiểu học: Hệ thống thư viện ở các trường tiểu
học đóng vai trò quan trọng là lực lượng chính trong việc giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học. Với đặc thù của thư viện là luôn có được các đầu sách phù hợp với sở thích, sở trường và hứng thú của các em. Bên cạnh đó thư viện còn có những không gian phù hợp để giáo dục việc đọc sách, là môi trường phù hợp để giúp học sinh hình thành được các thói quen đọc sách cho bản thân. Điều đặc biệt thư viện của các trường tiểu học thường được phụ trách bởi các nhân viên được đào tạo về nghiệp vụ sẽ giúp các em học sinh biết cách tìm sách, đọc sách, ghi chép….Chính vì vậy, thư viện là một trong các lực lượng góp phần quan trọng trong định hướng phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học.
* Ban chấp hành công đoàn trong nhà trường tiểu hoc: Tổ chức công đoàn trong nhà
trường tiểu học không chỉ là lực lượng chăm lo cho đời sống của giáo viên mà đây còn là tổ chức thường xuyên đứng ra tổ chức các hoạt động phòng trào cho thầy cô và cho học sinh tham gia. Trong các phong trào đó có phòng trào giáo dục về văn hoá đọc sách cho học sinh, thông qua vai trò của mình ban chấp hành công đoàn trường đứng ra kêu gọi, vận động các lực lượng cùng tham gia vào hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh. Ban chấp hành công đoàn đứng ra kêu gọi các lực lượng đóng góp kinh phí để mua sách cho thư viện của nhà trường.
* Các cơ quan chức năng và các các tổ chức xã hội:
Phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhà trừờng tổ chức ngày hội đọc sách cùng các tiết mục ca múa nhạc nghệ thuật cho các em vào ngày 24/3 hàng năm, qua các hoạt động này có thể kích thích và góp phần thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Nhân dịp các ngày lễ lớn, các ngày kỉ niệm trong năm, Sở Văn hóa nên tổ chức các hoạt động tôn vinh văn hóa đọc như: Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Sở VH, TT và DL tổ chức “Ngày hội gia đình tôn vinh văn hóa đọc” với một trong những hoạt động trọng tâm là phát động xây dựng tủ sách gia đình, vận động ông bà, cha mẹ cùng hướng dẫn, xây dựng, nuôi dưỡng văn hóa đọc cho con ngay từ nhỏ. Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với các nhà sách lớn cùng tổ chức Tuần đọc sách miễn phí với chủ đề “Thế giới trong tay em”, hay “Đọc sách cho ngày mai” và nên đưa ra chương trình “Giờ vàng tặng sách” sẽ tạo nên sự hứng thú, thu hút được các em tham gia nhiệt tình.
Kết hợp với Chi đoàn thanh niên, các phòng chức năng, các xã tổ chức các cuộc thi: thi vẽ, thi giao lưu, hái hoa dân chủ hay tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về văn học, lịch sử, quyền và bổn phận trẻ em... cho các em thiếu nhi trong địa bàn huyện.
Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ của huyện, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em huyện phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ nhau thực hiện các nội dung về tuyên truyền văn hóa đọc tại tất cả các nhà văn hóa của xã, huyện, đi sâu vào từng gia đình, hình thành cho các em văn hóa đọc ở mọi nơi.
Thư viện tỉnh chủ động kết hợp với Chi đoàn thanh niên tình nguyện cử cán bộ đưa sách đến phục vụ các em với phương châm “sách đi tìm người”, đến phục vụ các em, đưa sách xuống các trường xa trung tâm để phục vụ các em đọc sách tại trường vào các ngày nghỉ hay trong dịp hè.