Hình thức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.5.Hình thức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

Những năm gần đây, giáo dục tiểu học ở Tây giang đã có những đổi mới tích cực. triển khai mô hình trường học Việt Nam mới (Escuela Nueva Việt Nam - VNEN) ở các

trường tiểu học, chuyển đổi từ việc đánh giá bằng điểm số theo phương pháp dạy học truyền thống sang đánh giá bằng nhận xét, đo lường mức độ hiệu quả của công việc và năng lực thực hiện của học sinh. Theo mô hình VNEN, học sinh được tăng cường ý thức tự quản, được rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động. Không gian lớp học được tổ chức thân thiện, an toàn với “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”, hòm thư “Điều em muốn nói”...Cùng với đó thư viện trường tiểu học được tạo điều kiện và khuyến khích phát triển theo hướng thư viện xanh, thân thiện và phát triển tính tích cực cho các em. Hiện nay, ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đang triển khai một số hình thức hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Hoạt động phục vụ với giáo dục văn hoá đọc.

Hoạt động phục vụ đọc cho học sinh tại các thư viện trường tiểu học được thực hiện theo phương châm đa dạng hoá, tạo điều kiện cho các em tích cực và chủ động đọc sách. Từ năm học 2018 - 2020, các trường tiểu học đã triển khai đồng bộ về tổ chức các góc hoạt động trong thư viện theo mô hình thư viện thân thiện, Thư viện xanh. Mục tiêu của mô hình này là chuyển đổi thư viện từ một nơi vốn chỉ phục vụ đọc, mượn tài liệu theo phong cách truyền thống trở thành không gian đa chức năng. Các thư viện tiểu học đã triển khai từ hai đến ba góc hoạt động trong phòng đọc như góc viết, góc vẽ, góc sáng tạo, góc vui học. Nhiều trường tận dụng hành lang bên ngoài phòng đọc, trang trí cây xanh, vẽ tranh tường trang trí, bố trí bạt che thành góc Vui học để giảm thiểu sự ồn ào khi tiến hành song song cùng lúc hoạt động đọc sách tại chỗ.

Khu vực phục vụ đọc tại chỗ có diện tích tối thiểu từ 50m2 trở lên, phục vụ theo phương thức kho mở. Các tài liệu được sắp xếp trên giá theo chủ đề, theo môn loại và được đặt tên cụ thể như: Vườn cổ tích, em yêu lịch sử, chúng em khám phá khoa học, tủ sách đạo đức (tủ sách chăm ngoan), tủ sách danh nhân, truyện thiếu nhi Việt Nam, truyện thiếu nhi nước ngoài… Nhiều trường đã kết hợp dán mã màu ở gáy sách giúp việc tìm sách và cất sách được thuận tiện. Học sinh được tự lựa chọn sách, báo theo sở thích, nhu cầu đọc của mình.

Bên cạnh việc đọc tự chọn, hầu hết các thư viện trường tiểu học trên địa bàn huyện đã tiến hành phục vụ đọc theo chủ đề. Đây là hoạt động chủ động của thư viện định hướng cho học sinh các loại sách phù hợp với nội dung chương trình học tập, tiếp cận với các nguồn tài liệu hay trong thư viện theo những hướng rõ ràng, rèn luyện cho học sinh thói quen đọc đều đặn và đọc tích cực, qua đó hình thành phương pháp đọc, trích lọc thông tin và tóm tắt sách, khám phá những điều thú vị trong sách. Các chủ đề đọc sách được xác định bám sát các sự kiện nổi bật trong tháng: tháng 11 với chủ đề chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, thư viện tổ chức cho học sinh tìm hiểu sách truyện viết về mái trường, thầy cô giáo, tình thầy trò; tháng 12 có chủ đề tìm hiểu về Quân đội nhân dân Việt Nam; tháng 3 có chủ đề chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ, thư

viện tổ chức đọc sách viết về tình cảm gia đình, mái ấm, những câu chuyện về mẹ, về bà; tháng 5, thư viện thường tổ chức đọc sách về Bác Hồ nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Bác… Kết hợp vận động đọc sách theo chủ đề, thư viện tổ chức cho các em viết thu hoạch, vẽ tranh, viết cảm nghĩ.

Với diện tích phòng đọc học sinh hạn chế, lịch phục vụ đọc tại chỗ, kín hầu hết các tiết học, để phục vụ được nhiều lượt bạn đọc, một số trường đã chủ động mở rộng không gian thư viện bằng việc tận dụng các khoảng không khác trong nhà trường như trong lớp học, ngoài trời, hành lang, góc cầu thang để tổ chức túi sách và thư viện lưu động.

Túi sách lưu động trong các thư viện trường tiểu học được tổ chức dưới hình thức lựa chọn một số sách nhất định, đưa vào từng lớp học để phục vụ giáo viên, học sinh nhằm duy trì thói quen đọc sách thường xuyên, sau đó định kỳ luân chuyển, đổi sách giữa các lớp với nhau. Khu vực để sách lưu động thường là giá sách, tủ sách nhỏ để ở cuối lớp thuận tiện cho các em tìm đọc trong giờ ra chơi, giờ hướng dẫn tự học dưới sự quan sát, quản lý của giáo viên chủ nhiệm hoặc lớp trưởng.

Thư viện lưu động thường tổ chức ngoài trời, tận dụng sẵn ghế đá dưới những gốc cây có bóng mát, ngoài hành lang, góc cầu thang, nơi các em có thể tiếp cận sách một cách tự do và chia sẻ kiến thức cùng nhau. Sách được xếp vào các giỏ sách hoặc giá sách có chân đẩy để chủ động di chuyển.Thư viện nhiều trường triển khai theo hình thức “chiếc ô tri thức” bằng cách chuẩn bị những chiếc ô to bên cạnh những chiếc ghế đá ngoài sân trường ở khu vực học sinh thường xuyên lui tới. Bên trong chiếc ô treo những cuốn sách bằng các sợi dây nhiều màu sắc. Các em ngồi trên ghế đá và đọc sách. Kết thúc buổi học hoặc khi có trời mưa thì di chuyển những chiếc ô về khu vực bảo quản. Có Thư viện trường lại tận dụng hàng lang rộng ngay bên ngoài thư viện với đầy đủ bàn ghế, giỏ sách, báo phục vụ học sinh các giờ ra chơi, trống tiết. Có Thư viện trường tổ chức “Thư viện xanh” tại góc cầu thang, có nội quy và lịch trực nhật luân phiên cho các lớp, với không gian mở để học sinh các lớp dễ dàng tham gia.

Thứ hai, Hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách với giáo dục văn hoá đọc

Hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách trong các thư viện trường tiểu học được tổ chức khá đa dạng theo phương châm sinh động, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em.

Đọc to nghe chung được áp dụng thường xuyên ở học kỳ I với học sinh khối 1 do thời điểm này các em còn gặp lúng túng trong việc đọc sách và chưa hiểu hết nội dung cuốn sách mà mình tự đọc. Đến học kỳ II của khối 1 và đối với các khối khác, việc đọc to nghe chung được coi là một hoạt động chung của tiết thư viện nhằm kết nối giữa nhân viên thư viện và các em với nguồn tài liệu trong thư viện. Phần nội dung sách trong đọc to nghe chung là những câu chuyện có nội dung ngắn, vừa đủ để thu hút sự tập trung của các em học sinh. Khi tiến hành đọc to nghe chung, thư viện thường lồng

ghép thông điệp về giá trị cuộc sống để giáo dục các em. Thư viện trường đọc sách cho khối 1, 2 với chủ đề “Tết yêu thương”. Câu chuyện được lựa chọn đọc to nghe chung là “Sự tích bánh chưng, bánh dày” kết hợp với trình chiếu hình ảnh hoa đào, hoa mai, cây quất, bánh chưng, bánh tét, mâm cỗ ngày Tết, tục lệ tặng bao lì xì, pháo hoa ngày Tết… giúp học sinh hiểu hơn về phong tục, tập quán, những nét đặc trưng của ngày Tết cổ truyền.

Hoạt động giới thiệu sách ở các trường tiểu học trong những năm học gần đây diễn ra đều đặn và có chất lượng. Tất cả các trường đều đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu đề ra là giới thiệu ít nhất 1 tháng/ lần. Giới thiệu sách được diễn ra trong các tiết thư viện, tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết ngoại khoá. Khi triển khai giới thiệu trước toàn trường, thư viện thường phối kết hợp với Tổng phụ trách Đội. Trong hoạt động ngoại khoá thư viện, nhân viên thư viện thường kết hợp với các giáo viên, người làm công tác Đội và huy động một số em học sinh đóng góp các tiết mục văn nghệ, ngâm thơ, diễn kịch minh hoạ cho nội dung trong sách… thêm hấp dẫn, sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.

Các buổi nói chuyện chuyên đề được tổ chức với mục đích gợi mở và giới thiệu vấn đề đó. Đặc biệt, hoạt động ngoại khoá “Ngày Hội đọc sách” là một hình thức sáng tạo của tất cả các trường trên cơ sở phối kết hợp cả hai hình thức tuyên truyền miệng và trực quan nhằm hưởng ứng “Ngày Sách Việt Nam”. Ngày Hội đọc sách diễn ra với nhiều hoạt động phong phú như tuyên truyền sách, trưng bày, triển lãm sách, quyên góp sách và tổ chức các cuộc thi như thi giới thiệu sách, thi vẽ tranh theo sách, thi viết cảm thụ về sách, thi xếp sách nghệ thuật...

Vẽ tranh theo sách là hình thức giúp học sinh thể hiện được những cảm xúc của mình sau khi đọc sách bằng nét vẽ, bằng màu sắc với sự sáng tạo của các em. Vẽ tranh theo sách, viết thu hoạch thường được triển khai tại góc viết, góc vẽ trong thư viện hoặc được tổ chức thành các hội thi theo các chủ đề. Ví dụ, vẽ lại bìa cuốn sách em yêu thích, vẽ tranh theo bài Tiếng Việt em được học, tóm tắt lại câu chuyện em vừa đọc, viết cảm nhận của em về cuốn sách viết về tình bạn… Các sản phẩm của học sinh được lưu giữ tại thư viện, những bài viết hay, những bức tranh đẹp, sinh động được trưng bày tại các góc và trên bảng tin thư viện.

Tuyên truyền trực quan được tổ chức dưới hình thức trưng bày triển lãm và dán hình ảnh trên bảng tin thư viện theo chủ đề hoặc tài liệu mới bổ sung. Chủ đề của tài liệu được trưng bày, triển lãm tại các thư viện trường tiểu học thường là: Mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, Bác Hồ kính yêu, khoa học vui, khám phá thế giới động vật, truyện tranh danh nhân lịch sử,…

Sự đa dạng, linh hoạt về mặt hình thức, sự phong phú, mới mẻ về mặt nội dung đã giúp cho hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách tại các thư viện này đạt được những hiệu quả đáng kể, góp phần thu hút bạn đọc đến thư viện và nâng cao chất lượng hoạt động.

Bên cạnh đó, có thể thấy một số điểm yếu trong hoạt động của các thư viện trường tiểu học ở Tây Giang. Thư viện các trường tiểu học đã có nhiều cố gắng đa dạng hoá các hoạt động phục vụ, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các trường, đặc biệt có sự chênh lệch giữa địa bàn thị trấn và các xã lân cận. Nhiều trường chưa tận dụng một cách có hiệu quả các giờ sinh hoạt thư viện được bố trí hàng tuần trong chương trình để hướng dẫn đọc cho các em. Trong thực tế các thư viện công cộng và thư viện trường tiểu học đã có những cố gắng liên kết, phối hợp trong việc phục vụ, giáo dục văn hóa đọc cho các em, tuy nhiên hiệu quả của sự phối hợp đó chưa cao do thiếu cơ chế và mô hình thích hợp.

Nhìn chung, các hình thức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện, tuyên truyền giới thiệu sách (trực quan, tuyên truyền miệng…) đã được áp dụng khá sinh động, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và phù hợp với tâm lý các em học sinh tiểu học, lôi cuốn đông đảo các em tham gia. Sự kết hợp sáng tạo giữa các hình thức phục vụ, tuyên truyền giới thiệu sách phù hợp với tâm lý lứa tuổi không chỉ giúp các em phát triển nhu cầu, hứng thú đọc mà còn giúp các em phát triển khả năng cảm thụ và vận dụng sáng tạo những hiểu biết trong sách vào thực tiễn. Kết quả của những nỗ lực đáng kể đó, Văn hóa đọc của lứa tuổi nhi đồng tại Tây Giang đang được hình thành và phát triển theo xu hướng lành mạnh và hài hòa.

Thứ ba, Tuyên truyền giới thiệu sách trong nhà trường

Để giáo dục văn hóa đọc một cách sâu rộng trong học sinh, các hoạt động thư viện phải phong phú, đa dạng mới có thể thu hút đông đảo học sinh tham gia. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản lí của hiệu trưởng nhà trường Tiểu học và sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo của nhân viên thư viện. Trong đó, công tác tuyên truyền giới thiệu sách chiếm ưu thế, với các hoạt động như: Thi kể chuyện theo sách, Hội vui đọc sách, giới thiệu sách, triển lãm sách, giới thiệu sách theo chủ đề, ngày hội đọc sách, đóng kịch theo sách, vẽ tranh theo sách,...

Cụ thể:

* Thi kể chuyện theo sách: Cuộc thi kể chuyện theo sách thường có đề tài ấn định trước. Yếu tố quyết định đến hiệu quả đó là việc lựa chọn người kể chuyện. Giáo viên chủ nhiệm cần chọn những học sinh có trình độ, có khả năng kể và diễn đạt nội dung câu chuyện một cách mạch lạc, lôi cuốn và hấp dẫn. Một số yêu cầu đối với người kể chuyện: Lựa chọn câu chuyện có nội dung phù hợp nhất, có sáng tạo khi kể chuyện, hiểu nội dung và tư tưởng của câu chuyện, có liên hệ bản thân, hiểu được tâm lí người nghe và có nghệ thuật kể chuyện,...

* Hội vui đọc sách: là hình thức tuyên truyền tích cực về các tài liệu, tạo hứng thú đọc cho học sinh. Đối với nhà trường, hình thức này có tác dụng hệ thống hóa, củng cố kiến thức về một môn học, rèn luyện trí nhớ và khả năng diễn đạt cho học sinh. Đề tài các cuộc thi vui đọc sách rất phong phú, có thể tổ chức dưới nhiều hình thức: thi trả lời câu hỏi, thi đọc và làm theo sách, hái hoa dân chủ, đố vui,... Trong đó,

đố vui theo sách là hình thức hấp dẫn nhất đối với học sinh, làm tăng thêm tính ham học và mở rộng tri thức, hỗ trợ thêm việc học tập của học sinh. Động viên học sinh đọc sách, tạo lập dần cho học sinh có thói quen đọc sách và làm việc với sách, xây dựng thói quen so sánh, đối chiếu, khả năng tư duy của học sinh sau khi đọc sách.

* Giới thiệu sách: Giới thiệu sách trong thư viện là hình thức tuyên truyền miệng ở trình độ cao. Mục đích cao nhất của giới thiệu sách là làm cho người nghe thấy được cuốn sách cần thiết cho họ, gây được hứng thú, nhu cầu tìm đọc cuốn sách đó. Một dạng thức khác của giới thiệu sách là thi hùng biện về đề tài cụ thể. Hình thức này có tác động rất lớn đến người nghe do tính thời sự của các chủ đề và tài hùng biện của các thí sinh. Đây là hình thức tuyên truyền sách chủ yếu được thực hiện trong nhà trường. Một bài giới thiệu sách gồm 3 phần: Mở đầu, giới thiệu nội dung và nghệ thuật, kết luận. Một số lưu ý khi giới thiệu sách: Chọn đúng sách cần giới thiệu, chọn được các chi tiết điển hình, hấp dẫn minh họa cho bài giới thiệu sách, tránh lạm dụng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu khác,...

* Tổ chức các buổi nói chuyện: Tổ chức nói chuyện giới thiệu sách ở thư viện nhà trường là hình thức sinh hoạt thu hút được động đảo người tới dự. Có 3 hệ đề tài chủ yếu được các thư viện trường học tiến hành nói chuyện: Nói chuyện về sách văn học – nghệ thuật, nói chuyện về sách chính trị - xã hội, nói chuyện về sách khoa học – kỹ thuật. Các yêu cầu về tổ chức các buổi nói chuyện: Chọn được đề tài thích hợp; chọn được diễn giả phù hợp, có uy tín; có thêm các minh họa bằng phim, ảnh.

* Triển lãm trưng bày sách: Là sự tập hợp tài liệu thống nhất theo một nguyên tắc nhất định trong việc lựa chọn tài liệu, trình tự sắp xếp, trình bày. Triển lãm sách phải có tính chất giới thiệu, hướng dẫn đọc; có tính trực quan tác động mạnh mẽ tới người đọc; mang tính cơ động, linh hoạt có khả năng bổ sung, thay đổi kịp thời những tài liệu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)