7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu
3.2.4. Tổ chức chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn
văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Để hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh có kết quả cần có những điều kiện nhất định. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hóa đọc cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành văn hóa đọc. Cần tạo cho HS nhu cầu đọc sách, ý thức tự đọc sách ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó, biện pháp này nhằm huy động được sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động TV, góp phần hình thành thói quen, nề nếp đọc sách của HS. Tăng cường tính tự giác, ý thức cá nhân, tính trách nhiệm của mỗi thành viên trong vấn đề giáo dục “văn hóa đọc” cho học sinh tiểu học.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Chất lượng giáo dục cho học sinh trong thư viện trường học không chỉ phụ thuộc vào chính nhân viên thư viện mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trong thư viện trường học, cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cấp quản lý về vai trò của thư viện trường học trong giáo dục văn hóa đọc, đặc biệt với học sinh tiểu học. Mặc dù ngành Giáo dục đã có những chỉ đạo tích cực với hoạt động thư viện trường học, nhưng trong thực tế không phải cấp quản lý nào cũng nhận thức được đầy đủ tác động của thư viện đến văn hóa của các em. Chỉ có sự quan tâm đúng và đủ của các cấp lãnh đạo, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người mới được đảm bảo. Bên cạnh việc coi chất lượng hoạt động thư viện như một tiêu chí đánh giá chất lượng chung của nhà trường như hiện nay, cần tăng cường các buổi toạ đàm trao đổi về vai trò của thư viện và các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trường tiểu học với sự tham gia của lãnh đạo nhà trường.
Nâng cao năng lực chuyên môn và lòng yêu nghề cho nhân viên thư viện trường tiểu học. Nhìn chung năng lực chuyên môn của nhân viên thư viện trường tiểu học chưa cao. Một số nhân viên thư viện không có khả năng làm việc có hiệu quả công tác thư viện, kém chủ động trong việc giới thiệu sách và thu hút học sinh lên thư viện.Vì vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện cho cán bộ thư viên được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên thì phải cần tăng cường các cuộc họp tham quan trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trên địa bàn huyện.
Phối hợp chặt chẽ giữa thư viện với hoạt động GDNGLL, hoạt động chuyên môn, GVCN và gia đình trong giáo dục văn hóa đọc cho các em học sinh tiểu học.
Tăng cường vốn tài liệu và cơ sở vật chất trang thiết bị cho thư viện. Trong thực tế, nhu cầu đọc của các em đang phát triển, nhưng vốn tài liệu của thư viện trường tiểu học còn hạn chế.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo sát sao công tác phục vụ bạn đọc của nhân viên TV, từ đó phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân viên TV trong việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đọc sách của HS. Hiệu trưởng chỉ đạo việc phát huy vai trò của các cá nhân, tập thể cùng các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường trong việc xây dựng môi trường thuận lợi cho việc đọc sách của HS. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của GVCN, giáo viên bộ môn trong việc định hướng đọc sách, đánh giá hoạt động đọc sách của HS. Hiệu trưởng chủ động thu thập các thông tin phản hồi từ nhân viên TV, GV, HS, cha mẹ HS để có sự điều chỉnh kế hoạch, các hoạt động TV kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Các hoạt động cần được tiến hành, đánh giá thường xuyên để
tạo thói quen, nề nếp đọc cho học sinh tiểu học.