Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

2.3.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học

2.3.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học học sinh tiểu học

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ phù hợp của các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Các điều kiện hỗ trợ hoạt động

giáo dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Hệ thống thư viện phải đảm bảo về

cơ sở vật chất 1.0 2.1 3.1 4.1 5.2 3.67 2 Có sự tham gia nhiệt tình của các lực

lượng tham gia 0.0 0.0 4.1 45.4 50.5 4.46 3 Có hệ thống sách đa dạng và phong

phú 0.0 0.0 9.3 40.2 50.5 4.41

4 Có phong trào đọc sách trong học

sinh 0.0 0.0 13.4 38.1 48.5 4.35

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy để hiệu quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học có kết quả cao cần phải có được các điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, trong phạm vi đề này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV đối với 4 điều kiện sau: Hệ thống thư viện phải đảm bảo về cơ sở vật chất; Có sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng tham gia; Có hệ thống sách đa dạng và phong phú; Có phong trào đọc sách trong học sinh. Về cơ bản ý kiến đánh giá của CBQL và GV đều cho rằng đây là các điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh hiện nay ở các trường tiểu học với điểm số trung bình đánh giá cho các mức độ phù hợp là khá cao dao động từ (3.67 đến 4.46). Trong đó điều kiện hỡ trợ quan trọng nhất là “Có sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng tham gia”

(4.67) và hơn 90% đánh giá ở mức độ “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Như vậy, có thể thấy để các em học sinh tiểu học hình thành được thói quen đọc sách, kỹ năng đọc sách và các yêu cầu khi đọc sách là cả một quá trình lâu dài và liên tục. Chính vì vậy cần có sự tham gia của các lực lượng và tác động trong một khoảng thời gian dài.

Điều kiện về “Có hệ thống sách đa dạng và phong phú” cũng được CBQL và GV đánh giá với điểm số trung bình cao thứ 2 trong 4 điều kiện được khảo sát (4.41) và 90% ý kiến đánh giá ở mức “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Giáo dục về văn hoá đọc cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho các em kỹ năng đọc sách, hình thành thói quen đọc sách, mà điều quan trọng là các trường THCS cần phải có được hệ thống đầu sách đa dạng và phong phú, có như vậy mới thu hút được các em vào hoạt động đọc sách.

Để có căn cứ đánh giá thực trạng này chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các em học sinh về các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc kết quả thu được tại bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá của HS về mức độ phù hợp của các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Các điều kiện hỗ trợ hoạt động

giáo dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Hệ thống thư viện phải đảm bảo về

cơ sở vật chất 0.0 0.0 7.5 43.5 49.0 4.42 2 Có sự tham gia nhiệt tình của các lực

lượng tham gia 0.0 0.0 15.0 45.0 40.0 4.25 3 Có hệ thống sách đa dạng và phong

phú 0.0 0.0 8.0 49.0 43.0 4.35

4 Có phong trào đọc sách trong học

sinh 0.0 0.0 6.5 41.5 52.0 4.46

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kết quả khảo sát bảng 2.10 đã cho thấy HS đánh giá rất cao về các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc. Hoạt động giáo dục văn hoá đọc chỉ mang lại hiệu quả cao khi có được các điều kiện hỗ trợ nhất tiên quyết. Điểm trung bình cho các phương án khảo sát là khá cao thấp nhất là (4.25) và cao nhất là (4.46) và có từ trên 80% các ý kiến đánh giá ở mức “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Chỉ có khoảng 15,0% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp” cho phương án “Có sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng tham gia” và 8,0% ở cùng mức độ cho phương án “Có hệ thống sách đa dạng và phong phú”. Như vậy, có thể thấy sự quan trọng của các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học. Các trường tiểu học cần chú trọng để đảm bảo tốt các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho hoạt động này được diễn ra thuận lợi và mang lại các kết quả nhất định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)