Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học

cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.5.1. Ưu điểm

Nhu cầu đọc ở các em đã bắt đầu được hình thành và củng cố tương đối vững chắc, phát triển đa dạng hướng vào những nội dung lành mạnh. Mặc dù sống trong một môi trường sôi động, có nhiều phương tiện thông tin và giải trí hiện đại, đọc sách vẫn là hoạt động được các em ưu tiên hàng đầu, tỷ lệ các em dành thời gian rỗi để đọc sách, báo vẫn cao nhất so với các hoạt động. Nhu cầu tìm kiếm thông tin trên Internet của các em cũng bắt đầu hình thành. Các em cũng biết tìm kiếm những tác phẩm yêu thích thông qua Internet. Một số em đã bắt đầu có ý thức về mục đích đọc sách, biết tìm đến những cuốn sách có nội dung tốt, có tác dụng giáo dục cao như truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện lịch sử, truyện khoa học hay truyện viết về tình bạn…

Học sinh tiểu học đã bắt đầu hình thành kỹ năng đọc hiểu và lĩnh hội các giá trị trong sách, báo và vận dụng trong học tập và đời sống. Nếu xem xét khả năng cảm thụ sách ở 5 mức độ: mức thấp nhất là không nhớ gì sau khi đọc, mức thứ hai là nhớ một số chi tiết chủ yếu, mức thứ ba nhớ được nội dung chính, mức thứ tư là hiểu được chủ đề, nhớ tên sách và tên tác giả, mức thứ năm là vừa hiểu rõ chủ đề, nội dung, vừa có khát khao muốn vận dụng vào cuộc sống. Có thể thấy phần lớn các em đạt mức độ trung bình trong cảm thụ nội dung sách, tức là mức thứ ba. Trong quá trình đọc, nhiều em đã biết ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của mình để các em có thể ghi nhớ lâu hơn, đồng thời cũng trao đổi với người thân những ý kiến, cảm nghĩ của mình về các cuốn sách đã đọc. Đó là một trong những kỹ năng rất tích cực giúp các em đọc sách hiệu quả.

Các em đã có những hành vi ứng xử có văn hoá đối với sách, báo cả trong khi đọc sách và sau khi đọc. Các em học sinh tiểu học khu vực thị trấn đã có ý thức giữ

gìn sách, báo cẩn thận. Rất hiếm hành động cắt, xé trang sách, viết, vẽ vào sách, làm mất sách, không quan tâm đến sách.

2.5.2. Hạn chế

Vẫn còn những nguy cơ phát triển lệch lạc tiềm ẩn trong văn hóa đọc của học sinh tiểu học tại Tây Giang. Nhu cầu đọc của các em chưa hài hoà, chưa thực sự bền vững. Một số em dành rất ít thời gian cho việc đọc sách. Bên cạnh những em do bản thân có ý thức đọc sách thì vẫn có những em cần đến sự động viên, khuyên bảo của thầy cô, cha mẹ chứ chưa phải là nhu cầu thực sự từ chính bản thân các em. Ở lứa tuổi các em, cần phải đọc mọi chủ đề liên quan đến cuộc sống để tiếp thu kinh nghiệm xã hội một cách toàn diện. Nhưng trong thực tiễn vẫn có một số học sinh có nhu cầu, hứng thú đọc phiến diện, ngoài những tác phẩm văn học được học trong chương trình học, không đọc thêm bất cứ tác phẩm nào khác mà chủ yếu đọc truyện tranh. Thậm chí, có em chán nhất là những cuốn sách văn học vì nó rất nhiều chữ và đau đầu. Khi lựa chọn sách, báo để đọc, bên cạnh những em có mục đích rõ ràng, lành mạnh, còn có một bộ phận nhỏ các em đọc tuỳ hứng và không có kế hoạch đọc sách hợp lý. Nếu không được định hướng kịp thời, rất có thể các em sẽ có xu hướng đọc lệch lạc, phiến diện do dễ bị lôi kéo, bắt chước.

Kỹ năng hiểu và lĩnh hội các giá trị trong sách, báo chưa cao và chưa ổn định. Vẫn còn nhiều em chưa vận dụng kiến thức đã đọc vào việc học tập hay đời sống. Vẫn chưa có sự khác biệt rõ nét về khả năng hiểu và lĩnh hội nội dung sách giữa những em có học lực khá giỏi với những em học trung bình.

Một số em chưa có văn hoá ứng xử với tài liệu, vẫn còn có những hành động thiếu trân trọng sách, báo như: cuộn sách, gấp trang để đánh dấu, để sách, báo không ngay ngắn trên giá. Trong tư thế ngồi đọc sách, còn có những em ngồi không ngay ngắn, có em đưa chân lên ghế, gây ồn ào, làm mất thiện cảm của các bạn xung quanh và khiến nhân viên thư viện phải nhắc nhở.

2.5.3. Nguyên nhân

- Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn... là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có văn hóa đọc.

- Ý thức của các bậc phụ huynh và ngay cả học sinh còn thấp, chưa coi trọng văn hoá đọc.

- Hệ thống sách, báo, các ẩn phẩm, truyện…chưa được trang bị đầy đủ cho các thư viện ở các trường tiểu học.

- Tình trạng mù chữ và tái mù chữ đang diễn ra khá phổ biến là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đọc và văn hóa đọc ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phòng trào đọc sách chưa được hình thành đối với các em học sinh tiểu học. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình học sinh với nhà trường cũng như các lực lượng khác.

Tiểu kết chương 2

Trong toàn bộ chương 2 luận văn đã khảo sát các vấn đề về thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá đọc và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang đã tổng hợp kết quả về thực trạng vấn đề nghiên cứu. Có thể khái quát lại như sau: Bước đầu hoạt động giáo dục văn hoá đọc đã thu được một số kết quả nhất định, về cơ bản giúp học sinh tiểu học bước đầu hình thành được văn hoá đọc. Đa số khách thể khảo sát đều đã nhận thức đúng đắn về vai trò của quản lí hoạt động giáo dục “văn hóa đọc” cho HS trước bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khách thể khảo sát là giáo viên và HS còn nhận thức vấn đề ở mức độ trung bình, chưa quan trọng. Một số hoạt động thư viện chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục văn hóa đọc cho học sinh như: hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách trong nhà trường, tiết học thư viện,...Thông qua kết quả khảo sát, thăm dò ý kiển tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá đọc, công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học; phân tích các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục văn hoá đọc và quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học. Từ đó rút ra những đánh giá chung về mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra được các nguyên nhân. Đây chính là những cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG,

TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên Tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

Quản lí Hoạt động giáo dục văn hóa đọc là một bộ phận hữu cơ của hoạt động giáo dục trong nhà trường. Do đó, việc quản lí các hoạt động giáo dục văn hoá đọc để phục vụ cho hoạt động giáo dục văn hóa đọc cần đảm bảo tính giáo dục. Tính giáo dục được thể hiện trong: Các loại sách báo, tài liệu, các chủ đề tuyên truyền giới thiệu sách, nề nếp, nội quy thư viện, thói quen và kĩ năng đọc sách, sách được trưng bày, viết cảm tưởng, các cuộc thi đọc sách, giới thiệu sách báo tạp chí, câu lạc bộ đọc sách, sắp xếp khoa học, sáng tạo trong phân loại các loại sách, tính thẩm mĩ, góc trang trí, thu hút, gây chú ý,…

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cấp quản lý về vai trò của thư viện trường học trong giáo dục VHĐ, đặc biệt với học sinh tiểu học. Mặc dù ngành Giáo dục đã có những chỉ đạo tích cực với hoạt động thư viện trường học, nhưng trong thực tế không phải cấp quản lý nào cũng nhận thức được đầy đủ tác động của thư viện đến VHĐ của các em, tạo các rào cản đối với hoạt động thư viện trường phổ thông, trong đó có thư viện trường tiểu học. Chỉ có sự quan tâm đúng và đủ của các cấp lãnh đạo, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người mới được đảm bảo và quan trọng nhất một cơ chế phối hợp hiệu quả mới được chấp nhận, đó chính là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục VHĐ cho các em. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, do vậy người quản lý phải quản lý một cách có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động. Đồng thời vận dụng những qui luật, những nguyên tắc một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể ở đơn vị mình quản lý. Do đó, người làm công tác quản lý phải có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn thì mới chủ động xây dựng được các biện pháp quản lý và chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Có tâm, có tầm nhìn, có kiến thức rộng, sâu sắc,…từ đó mới kguyến khích, tuyên truyền, giáo dục văn hóa đọc trong nhà trường và tầm quan trọng của nó. Trong mọi hoạt động bao giờ tính đồng bộ cũng đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho mọi việc được thực hiện hoàn chỉnh hơn, đồng bộ hơn, xuyên suốt hơn,…qua đó nâng cao hiệu quả quản lí văn hóa đọc trong nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường tiểu học, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh và phù hợp với khả năng và trình độ

của đội ngũ giáo viên và nhân viên thư viện. Biện pháp không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa phải đáp ứng yêu cầu lâu dài trong định hướng phát triển giáo dục của các trường tiểu học. Do vậy trong các biện pháp đề xuất cần phải chỉ rõ mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện. Đồng thời các biện pháp phải được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi nghĩa là đảm bảo khả năng thực hiện. Ở đây muốn nói đến là khả năng thực hiện VHĐ cho học sinh tiểu học. Như vậy, công tác quản lý phát triển VHĐ cho học sinh tiểu có tính khả thi là đảm bảo các chương trình, kế hoạch hoạt động có khả năng thực hiện trên thực tế có chất lượng và hiệu quả.

Chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động trở thành nguyên tắc chung chi phối mọi hoạt động diễn ra trong Nhà trường, tất cả cùng hướng đến mục tiêu chung, được thể hiện từ khâu xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp cũng như phân công nhân sự,...

Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải được áp dụng vào thực tiễn trong việc quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống ở các trường tiểu học một cách thuận lợi, có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản lí của Ban giám hiệu, phù hợp với đối tượng giáo viên và học sinh ở trường tiểu học.

Tính khả thi còn được thể hiện ở khâu quản lí từ cấp vĩ mô cho đến cấp độ vi mô đều có chung một mục tiêu, nội dung và chương trình. Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tiễn của các trường tiểu học huyện Tây Giang. Các biện pháp phải được tổ chức áp dụng rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.

3.1.5. Đảm bảo tính phù hợp với học sinh tiểu học

Trong các trường học, bao giờ cũng đề cập đến tính phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, từng đối tượng học sinh,…của các cấp, bậc học. Ở đây lứa tuổi học sinh tiểu học, đối tượng là học sinh tiểu học,…còn hiếu động, ham chơi hơn ham học,…do vậy khi thực hiện quản lí văn hóa đọc cần quan tâm đúng mức đến tính phù hợp của nó.

Cụ thể là việc tổ chức các hoạt động giáo dục văn hoá đọc cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng nội dung hoạt động, căn cứ vào đặc điểm của từng học sinh, vào điều kiện thời gian, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường để đề ra yêu cầu, hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp nhất.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Quản lí phát huy vai trò của thư viện trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc quản lí thư viện tổ chức đổi mới các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thư viện nhằm thu hút, lôi cuốn sự tham gia của giáo viên,

HS trong nhà trường vào các hoạt động TV; từ đó tạo hứng thú đọc sách, đam mê tìm tòi, hiểu biết cho HS; tăng thời gian đọc sách cũng như tăng số lượt lên thư viện, mượn sách, tài liệu của HS một cách có hiệu quả để đạt mục tiêu bồi dưỡng văn hóa đọc sách cho HS. Làm cho học sinh nhận thức môi trường thư viện là nơi mà mỗi người học sinh cần tìm đến và khám phá kho tàng tri thức ở đó. Như vậy biện pháp này hướng tới việc bồi dưỡng kỹ năng đọc sách cho HS, khơi dậy hứng thú đọc sách và tạo dựng môi trường đọc sách nhằm hình thành thói quen đến thư viện, thói quen đọc sách cho HS Tiểu học.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Không thể phủ nhận rằng thư viện trường tiểu học ở Tây Giang với những hoạt động đa dạng và sinh động đã có đóng góp khá lớn trong sự phát triển VHĐ của học sinh, đồng thời những hạn chế trong VHĐ của các em cũng phản ánh những điểm yếu trong hoạt động thư viện. Mặt khác, cũng phải nhận thức rõ rằng, chất lượng giáo dục VHĐ cho học sinh trong thư viện trường học không chỉ phụ thuộc vào chính nhân viên thư viện mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục VHĐ cho học sinh tiểu học trong thư viện trường học, cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đổi mới các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đa dạng hóa các hoạt động thư viện, giáo dục văn hóa đọc cho HS như: Bồi dưỡng kỹ năng đọc sách cho HS; xây dựng tủ sách mini tại các lớp học; xây dựng thư viện xanh; nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách; phát động các cuộc thi về kỹ năng đọc sách đối với HS; thành lập các câu lạc bộ đọc sách, giới thiệu sách,…Hiệu trưởng phải khơi mào cho việc thực hiện giáo dục VHĐ, phân tích, quán triệt cho đội ngũ để lan tỏa sâu rộng; giáo dục học sinh về tầm quan trọng của việc đến thư viện tìm và đọc sách.

Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo hoạt động đọc sách thông qua các biện pháp quản lí hành chính; Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về việc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)