7. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện Tây giang, Tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội
Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ khoảng 180km, cách thành phố Đà Nẵng khoản 120km; huyện được tái lập theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nước bạn Lào, với tổng chiều dài đường biên giới hơn 76 km. Dân số hơn 20.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 21,78%; có 14 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơtu chiếm hơn 91%, dân tộc kinh chiếm 7,74%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 38,07%. Đường đi lại quanh co, đèo dốc, khí hậu thay đổi thất thường.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính là 141.177 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ước đạt 181.413 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm ước đạt 184.881 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm là 22,35 triệu đồng. Tổng diện tích gieo trồng: 3.015,8 ha/2.976 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.039,48 tấn/4.103,4 tấn. Diện tích cây Cao su đưa vào khai thác mủ: 397,82 ha, sản lượng mủ khô thu hoạch được là 182 tấn; tổng diện tích trồng mới dược liệu là 179,26 ha/190 ha.
Toàn huyện có 130 khu chăn nuôi tập trung, tăng 11 khu so với cùng kỳ năm 2019. Tổng đàn gia súc: 9.976 con/13.000 con; tổng số gia cầm: 30.770 con/21.000 con. Tổng diện tích rừng tự nhiên đưa vào thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ là 57.623,23 ha. Tổng diện tích keo trồng mới ước đạt 654,3 ha/500 ha. Số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện là đạt tỷ lệ 97%. Hằng năm, lồng ghép nhiều nguồn vốn đã triển khai trên 20.000m kiên cố hoá mặt đường, bê tông hoá giao thông nông thôn.
Tổng thu ngân sách Nhà nước hằng năm ước tính: 683.583 triệu đồng. Tổng chi NSNN hằng năm 2019 là: 683.583 triệu đồng. Bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn huyện là 11,2 tiêu chí/xã, tăng bình quân 02 tiêu chí/xã/năm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là: 14,6%; tỷ suất sinh thô năm là 24,74‰. Tổng số lao động toàn huyện 9.847 lao động; lao động qua đào tạo 2.384 lao động. Triển khai công tác tư vấn, tuyển dụng, tuyển sinh đào tạo nghề, xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, với tổng số 498 người. Tổng thu BHXH, BHYT lũy kế tính đến ngày 30/11/2019 là 34 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch. Mỗi năm duy trì khoảng 13.000 lượt khách du lịch đến tham
quan tại huyện Tây Giang, ước doanh thu từ các hoạt động khoảng 6.425 triệu đồng/năm.
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục
Huyện có 10 trường tiểu học (03 trường tiểu học và 07 trường PTDTBT tiểu học), trong đó có 3 trường tiểu học gần trung tâm hành chính huyện, 07 trường PTDTBT tiểu học xa huyện, trường xa nhất cách trung tâm huyện trên 60 km. Thời gian qua, với sự quan tâm tích cực của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện nhà, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các xã, các nhà hảo tâm, cũng như công tác xã hội hóa giáo dục đối với các trường học, trong đó phải kể đến bậc học tiểu học trong huyện Tây Giang. Do vậy, tình hình giáo dục của huyện những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, người dân dần dần có sự quan tâm đến dạy học và giáo dục. Hệ thống mạng lưới trường lớp có nhiều phát triển, các trường tiểu học đóng trên địa bàn huyện đều có thư viện và đã đực nâng cấp đầu tư đầu sách phục vụ bạn đọc thuận lợi cho việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh; có 04 trường có thư viện đạt chuẩn 01, 01 trường có thư viện đạt tiên tiến (Theo Thông tư 01 của Bộ GD ĐT); 03 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, 01 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Cán bộ thư viện có chuyên môn và được bồi dưỡng thường xuyên nên trong công tác quản lí hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh nơi đây có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
2.1.2.1. Mạng lưới trường, lớp, học sinh
a. Số liệu:
- Tổng số trường: 21 trường. Trong đó:
+ Mầm non: 07 trường ( 05 trường Mầm non; 02 trường Mẫu giáo)
+ Tiểu học: 10 trường (tăng 01 trường so với năm học 2018-2019)
+ Trung học cơ sở: 04 trường (giảm 02 trường so với năm học 2018-2019)
- Tổng số lớp: 235 lớp/229 lớp + Mầm non: 74 lớp. + Tiểu học:112 lớp + Trung học cơ sở:42 lớp - Tổng số học sinh: 4,858 học sinh + Mầm non: 1430 học sinh + Tiểu học:1984 học sinh
+ Trung học cơ sở:1444 học sinh
2.1.2.2. Tình hình học sinh chưa ra lớp, bỏ học
Những năm gần đây, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đã trở thành câu chuyện dài chưa có hồi kết. Tình hình học sinh ở Quảng Nam bỏ học nhiều, chủ yếu xảy ra vào đầu năm học và thời điểm sau Tết Nguyên đán hằng năm.
tác vận động học sinh đến lớp của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, công tác quản lý của các trường còn nhiều hạn chế. Một số trường chưa nắm bắt cụ thể hoàn cảnh gia đình và trình độ của từng học sinh; không phân loại kịp thời trình độ học lực của học sinh đầu cấp; kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng giúp đỡ học sinh yếu, kém chưa sát thực tế. Chương trình giảng dạy chưa phù hợp với các đối tượng là học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng nhiều học sinh bỏ học là do các em chưa xác định được động cơ học tập rõ ràng, bị hổng kiến thức. Chính điều đó, đã khiến nhiều em không tiếp thu được kiến thức mới, kết quả học tập kém, không theo kịp chương trình, lớp học. Các bậc phụ huynh, nhất là các huyện miền núi, phó mặc toàn bộ công tác giáo dục con em mình cho nhà trường, nên dễ dẫn tới việc bị bạn bè rủ rê bỏ học. Trong khi đó, các ban, ngành, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa có biện pháp cụ thể trong việc vận động học sinh trở lại trường.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đề ra và thực hiện nhiều giải pháp để duy trì sĩ số, vận động các em trở lại trường và đã có nhiều nơi thực hiện có hiệu quả. Tại huyện miền núi Tây Giang, số học sinh bỏ học ở các cấp cũng giảm hẳn. Hiệu trưởng Trường THPT Tây Giang cho biết: Rút kinh nghiệm các năm trước, năm học này, Ban Giám hiệu nhà trường luôn nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lớp phải gặp gỡ, tìm hiểu hoàn cảnh từng học sinh, động viên các em cố gắng vượt qua khó khăn và tổ chức phụ đạo cho các em có học lực yếu, kém. Thông báo kịp thời với địa phương và gia đình những trường hợp có nguy cơ bỏ học để vận động các em ra lớp. Ngoài việc hỗ trợ kịp thời các chế độ theo quy định của Nhà nước, huyện Tây Giang còn đầu tư kinh phí xây dựng khu nội trú (đủ chỗ ăn, ở cho 70% học sinh toàn trường), thuê người nấu cơm và cấp đủ gạo ăn cho các em nội trú, địa phương còn hỗ trợ mỗi học sinh của trường từ 50 đến 70 nghìn đồng/tháng để giúp các em an tâm học tập.
Tuy có được những kết quả bước đầu như vậy, nhưng nhìn chung, số học sinh bỏ học trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều. Ðể khắc phục tình trạng này, tỉnh Quảng Nam tập trung triển khai nhiều giải pháp và kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ giáo viên và phụ huynh. Sở GD và ÐT yêu cầu các đơn vị giáo dục và các địa phương tiến hành rà soát lại số lượng học sinh bỏ học trên cơ sở đó có giải pháp huy động các em trở lại trường; đồng thời huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nhà trường, các đơn vị kết nghĩa để giúp các em có điều kiện tiếp tục học tập. Ngành giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu ban giám hiệu các trường cần thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng quy chế, không để học sinh "ngồi nhầm lớp"; tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu kém và duy trì các lớp tự học ban đêm cho học sinh nội trú; không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số. Mặt khác, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm trong việc bám sát lớp, nắm bắt kịp thời diễn biến về tâm tư tình cảm đối với
những học sinh có nguy cơ bỏ học cao.
Ðáng chú ý, cần phát huy vai trò của UBND các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động, quản lý sĩ số học sinh. Phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng bản bàn và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và có kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh nội trú.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất
- Phòng học hiện có: 265 phòng (kiên cố: 235 phòng, bán kiên cố: 18 phòng, tạm: 12 phòng).
- Phòng học bộ môn, phòng thiết bị: 15 phòng (kiên cố: 15 phòng).
- Phòng làm việc: 46 phòng (kiên cố: 46 phòng).
- Nhà đa năng: 02 (Trường TH xã Lăng, Trường TH Atiêng).
- Thư viện: 14 (Đạt chuẩn 05).
- Phòng y tế học đường: 05 (kiên cố: 05).
- Nhà công vụ giáo viên: 102 phòng (kiên cố: 96 phòng, bán kiên cố: 06 phòng).
- Nhà ở nội trú học sinh: 100 phòng (kiên cố: 87 phòng, bán kiên cố: 02 phòng, tạm: 11 phòng).
2.1.2.4. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Biên chế hành chính Phòng GDĐT được giao: 09 người (Biên chế thực hiện: 08 người)
- Biên chế viên chức sự nghiệp trực thuộc Phòng GDĐT huyện: 513 người
Mầm non: Tổng cộng: 138 người
+ CBQL: 16 người; (Hiệu trưởng (xử lý HT): 7; PHT: 9). + Tổng số giáo viên: 91 (Biên chế: 88, HĐ: 3).
+ Nhân viên: 11 người (Biên chế: BC: 6; HĐ: 5). + Nhân viên HĐ68: 20 (BV: 4; CD: 16).
Tiểu học: Tổng cộng: 240
+ CBQL: 27 người; (Hiệu trưởng: 10, PHT: 17). + Tổng số giáo viên: 172 (Biên chế: 168, HĐ: 04). + Nhân viên: 31 người (Biên chế: BC: 21; HĐ: 10). + Nhân viên HĐ68: 10 (Bảo vệ).
Trung học cơ sở: Tổng cộng: 135
+ CBQL: 13 người; (Hiệu trưởng: 04, PHT: 9; tính BC biệt phái). + Tổng số giáo viên: 92 (Biên chế: 90, HĐ: 02).
+ Nhân viên: 15 người (Biên chế: 15; HĐ: 0). + Nhân viên HĐ68: 15 (BV: 4; CD: 11).