Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên Tắc đề xuất các biện pháp

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cấp quản lý về vai trò của thư viện trường học trong giáo dục VHĐ, đặc biệt với học sinh tiểu học. Mặc dù ngành Giáo dục đã có những chỉ đạo tích cực với hoạt động thư viện trường học, nhưng trong thực tế không phải cấp quản lý nào cũng nhận thức được đầy đủ tác động của thư viện đến VHĐ của các em, tạo các rào cản đối với hoạt động thư viện trường phổ thông, trong đó có thư viện trường tiểu học. Chỉ có sự quan tâm đúng và đủ của các cấp lãnh đạo, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người mới được đảm bảo và quan trọng nhất một cơ chế phối hợp hiệu quả mới được chấp nhận, đó chính là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục VHĐ cho các em. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, do vậy người quản lý phải quản lý một cách có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động. Đồng thời vận dụng những qui luật, những nguyên tắc một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể ở đơn vị mình quản lý. Do đó, người làm công tác quản lý phải có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn thì mới chủ động xây dựng được các biện pháp quản lý và chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Có tâm, có tầm nhìn, có kiến thức rộng, sâu sắc,…từ đó mới kguyến khích, tuyên truyền, giáo dục văn hóa đọc trong nhà trường và tầm quan trọng của nó. Trong mọi hoạt động bao giờ tính đồng bộ cũng đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho mọi việc được thực hiện hoàn chỉnh hơn, đồng bộ hơn, xuyên suốt hơn,…qua đó nâng cao hiệu quả quản lí văn hóa đọc trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)