Xây dựng mục tiêu, kế hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tạ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 81 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu

3.2.2. Xây dựng mục tiêu, kế hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tạ

các trường tiểu học

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đọc sách là một nhu cầu thiết yếu của con người, là phương cách tốt nhất để làm giàu kinh nghiệm và tri thức. Những thuộc tính đi liền với việc đọc như suy ngẫm, phân tích, tổng hợp thông tin là cơ sở cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo nên hệ thống kiến thức của mỗi người.

Trong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Còn ít kinh nhiệm sống, các em tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại chủ yếu thông qua con đường học tập tại trường và đọc sách. Văn hóa đọc vì thế ảnh hưởng lớn tới quá trình nhận biết thế giới và hình thành nhân cách của trẻ. Sách có tác dụng bổ sung và kế tục việc học của các em ở trường, góp phần nâng cao chất lượng học tập và trong chừng mực nào đó giúp khắc phục những thiếu sót của chương trình chính khoá. Việc đọc sách còn giúp những em không có điều kiện đến trường vẫn có thể học tập, giúp luyện cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu những vấn đề mình ham chuộng, say mê. Mặt khác, sách không chỉ giúp các em nắm những kiến thức khoa học cơ bản mà còn góp phần giáo dục thị hiếu thẩm mĩ.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để công tác hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh đạt kết quả cần có những điều kiện nhất định. Môi trường cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành văn hóa đọc. Cần tạo cho HS nhu cầu đọc sách, ý thức tự đọc sách ở mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy biện pháp mục tiêu, xây dựng kế hoạch huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động giáo dục văn hóa đọc, góp phần hình thành thói quen, nề nếp đọc sách của HS. Tăng cường tính tự giác, ý thức cá nhân, tính trách nhiệm của mỗi thành viên trong vấn đề giáo dục “văn hóa đọc” cho HS. Các công việc cụ thể của nhà quản lý cần tập trung vào các nội dung sau:

- Tăng cường nguồn sách, báo, tư liệu: từ việc hằng năm tiết kiệm kinh phí, tham mưu cấp trên hỗ trợ kinh phí để tăng cường số lượng nguồn sách, báo, tư liệu,…tranh thủ kêu gọi các nhà hảo tâm, xã hội hóa trong phát triển tư liệu của thư viện, để học sinh ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm đọc.

- Đơn giản hóa các thủ tục mượn trả: xây dựng kế hoạch cụ thể và đưa ra các giải pháp sáng tạo để tránh phiền hà cho người đọc.

- Xây dựng không gian đọc và học tập tại TV: tăng cường mở rộng không gian đọc, thông thoáng, an toàn thẩm mĩ,…

- Xây dựng văn hóa học tập trong nhà trường TH: xây dựng quy chế, nội quy, kế hoạch thân thiện thư viện, thân thiện văn hóa trong học tập và đọc sách.

- Truyền thông hoạt động của thư viện: qua nói chuyện dưới cờ, phát thanh măng non, các hoạt động trải nghiệm.

- Đẩy mạnh luân chuyển sách từ thư viện công cộng cấp tỉnh, cấp huyện đến vùng miền núi, vùng sâu vùng xa để các trường được tiếp cận và mượn về cho học sinh; tạo môi trường tham quan cho học sinh tiểu học.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường là người có năng lực và sự tâm huyết, trách nhiệm cao. Có sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường TH.

- Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động TV nói riêng.

- Nhân viên TV cần khảo sát nhu cầu đọc sách của từng nhóm đối tượng cụ thể để tăng tính hiệu quả của hoạt động bổ sung nguồn sách, nguồn tài liệu và các điều kiện phục vụ hoạt động TV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 81 - 82)