Thực trạng về mục đích hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 55 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu học

2.3.1. Thực trạng về mục đích hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu

tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng về mục đích hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học tiểu học

Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về mục đích hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Mục đích giáo dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Giúp hình thành cho các em về kỹ

năng đọc sách 0.0 0.0 20.6 38.1 41.2 4.21 2 Giúp các em tiếp thu được các giá trị

văn hoá thông qua việc đọc sách 0.0 0.0 8.2 41.2 50.5 4.42 3 Giúp các em cũng cố niềm say mê và

hình thành thói quen đọc sách 0.0 0.0 10.3 51.5 38.1 4.28

4

Giúp các em bổ sung thêm khối lượng kiến thức còn thiếu trong chương trình học chính khoá

0.0 0.0 0.0 69.1 30.9 4.31

5 Giúp các em tăng thêm vốn từ ngữ,

cải thiện trí nhớ 0.0 0.0 6.2 40.2 53.6 4.47

6 Giúp các em tăng khả năng tư duy và

phân tích 0.0 0.0 11.3 43.3 45.4 4.34

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kết quả khảo sát bảng 2.1 cho thấy hoạt động giáo dục văn hoá đọc thường hướng vào các mục đích như: Giúp hình thành cho học sinh các kỹ năng về đọc sách; Giúp các em tiếp thu được các giá trị văn hoá thông qua việc đọc sách; Giúp các em cũng cố niềm say mê và hình thành thói quen đọc sách; Giúp các em bổ sung thêm khối lượng kiến thức còn thiếu trong chương trình học chính khoá; Giúp các em tăng thê vốn từ ngữ, cải thiện trí nhớ; Giúp các em tăng khả năng tư duy và phân tích. Trong đó mục đích được CBQL và GV đánh giá cao nhất là “Giúp các em tăng thêm vốn từ ngữ, cải thiện trí nhớ” với điểm số trung bình là (4.47) và có tới hơn 80% ý kiến đánh giá ở mức độ “Đồng ý” và “Rất đồng ý”, chỉ có 6,2% đánh giá ở mức “Tương đối đồng ý”, không có ý kiến nào đánh giá ở mức “Hoàn toàn không đồng ý” và “Không đồng ý”. Như vây, có thể nhận thấy ở lứa tuổi học sinh tiểu học hoạt động đọc sách sẽ giúp các em không chỉ tiếp cận được các kiến thức mà điều quan trong thông qua hoạt động đọc sách sẽ giúp các em tăng thêm vốn từ ngữ và đặc biệt cải thiện được trí nhớ.

Hoạt động đọc sách còn “Giúp các em tiếp thu được các giá trị văn hoá thông qua việc đọc sách” với điểm số trung bình trong ý kiến đánh giá của CBQL và GV là (4.42) và gần 80% ý kiến đánh giá ở mức “Đồng ý” và “Rất đồng ý”. Như vậy việc

đọc sách sẽ giúp các em học sinh tiếp cận được các giá trị văn hoá. Chính vì thế các nhà trường tiểu học cần phải chú trọng hơn nữa hoạt động giáo dục đọc sách cho các em. Thói quen đọc sách sẽ giúp các em học sinh tiểu học không chí có được các giá trị tri thức, hình thành kỹ năng đọc sách mà thông qua hoạt động đọc sách cũng cố niềm say mê với việc đọc sách. Hoạt động đọc sách còn giúp các em bổ sung thêm khối lượng kiến thức còn thiếu trong chương trình học. Đặc biệt, thông qua hoạt động đọc sách các em có được tư duy khả năng phân tích vấn đề.

Để khẳng định lại mục đích của hoạt động giáo dục văn hoá đọc chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá từ chính các em học sinh tại các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả thu được tại bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của HS về mục đích của hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tiểu học

STT Mục đích giáo dục văn hoá đọc Tỉ lệ % ĐTB

1 Giúp hình thành cho các em về kỹ

năng đọc sách 0.0 0.0 12.5 45.0 42.5 4.30 2 Giúp các em tiếp thu được các giá trị

văn hoá thông qua việc đọc sách 0.0 0.0 16.0 40.0 44.0 4.28 3 Giúp các em cũng cố niềm say mê và

hình thành thói quen đọc sách 0.0 0.0 16.5 32.5 51.0 4.35 4

Giúp các em bổ sung thêm khối lượng kiến thức còn thiếu trong chương trình học chính khoá

0.0 0.0 11.5 38.5 50.0 4.39

5 Giúp các em tăng thêm vốn từ ngữ,

cải thiện trí nhớ 0.0 0.0 15.0 28.5 51.5 4.38

6 Giúp các em tăng khả năng tư duy và

phân tích 0.0 0.0 7.5 64.5 28.0 4.21

Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB (1≤ĐTB≤5)

Kết quả khảo sát bảng 2.2 đã cho thấy các em học sinh đánh giá cao các mục đích của hoạt động giáo dục văn hoá đọc với điểm số trung bình cho 6 mục đích khảo sát từ (4.21 đến 4.39). Trong đó mục đích được HS đánh giá cao nhất là “Giúp các em bổ sung thêm khối lượng kiến thức còn thiếu trong chương trình học chính khoá” với điểm trung bình (4.39) và có tới 85,5% ý kiến đánh giá ở mức “Đồng ý” và “Rất đồng ý” chỉ có 15% đánh giá ở mức “Tương đối đồng ý” và không có ý kiến nào đánh giá ở mức “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. Qua kết quả này chứng tỏ các em học sinh tiểu học đã nhận ra vai trò to lớn của việc đọc sách khi mục tiêu là giúp các em bổ sung thêm khối lượng kiến thức còn thiếu trong chương trình học chính khoá. Qua đó các em có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình. Hoạt động giáo dục văn hoá đọc còn “Giúp các em tăng thêm vốn từ ngữ, cải thiện trí nhớ” với điểm trung bình

được đánh giá cao thứ 2 trong 6 nội dung khảo sát (4.38) và hơn 80% đánh giá ở mức “Đồng ý” và “Rất đồng ý”.

Với kết quả đánh giá này từ các em HS cho thấy các mục đích của hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 55 - 57)