7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá đọc cho học sinh tại các trường tiểu
3.2.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hoá đọc
đọc cho học sinh tại các trường tiểu học
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá và phát hiện kịp thời những vấn đề chưa hợp lý để có những điều chỉnh kịp thời sao cho hoạt động gióa dục văn hóa đọc trong nhà trường hiệu quả hơn. Kiểm tra, đánh giá giúp xác lập một hệ thống thông tin ngược từ các thành viên đến nhà quản lí nhằm giúp họ xác định được hiện trạng của những hoạt động. Kiểm tra, đánh giá đúng sẽ phát huy được khả năng làm việc của các thành viên, từ đó có những giải pháp hay, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa đọc nhằm đảm bảo cho hoạt động được diễn ra đúng quy định, có hiệu quả đạt mục tiêu giáo dục “văn hóa đọc” cho HS. Đây là cơ sở để làm tốt công tác tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình, tạo động lực thúc đẩy hoạt động TV trong các nhà trường nhằm giáo dục “văn hóa đọc” cho HS. Đánh giá những thành công của hoạt động.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Thiết lập hệ thống các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc thù công việc, đánh trọng số đối với những tiêu chí có liên quan đến nhiệm vụ bồi dưỡng văn hóa đọc cho HS.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động TV và đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Trong đó, các nội dung, hình thức, phƣơng pháp kiểm tra tập trung vào mục đích giáo dục “văn hóa đọc” và hỗ trợ giáo dục văn hóa đọc cho HS TH. Kết quả kiểm tra, đánh giá càn phải được phản hồi tới các lực lượng có liên quan như: cán bộ quản lí trực tiếp phụ trách hoạt động TV, nhân viên TV, giáo viên và giáo viên chủ nhiệm các lớp, thậm chí cả cha mẹ HS (nếu có). Từ đó, mỗi lực lượng giáo dục nắm được kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục “văn hóa đọc” cho HS của chính mình và hình dung được kết quả hoạt động giáo dục “văn hóa đọc” cho HS trong toàn trường để có những sự điều chỉnh, hay kế hoạch hoạt động phù hợp hơn, hiệu quả hơn.
a. Thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động thư viện hướng tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh.
b. Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động TV và đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động thư viện có hiệu quả.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động TV, hiệu trưởng ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động TV cụ thể, trong đó các tiêu chí được định lượng và đánh trọng số. Hiệu trưởng thành lập ban kiểm tra được tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá, có hiểu biết về nghiệp vụ TV. Hiệu
trưởng thống nhất kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động TV. + Các hình thức kiểm tra: Định kì, báo trước, đột xuất,….
+ Các nội dung kiểm tra: Nề nếp TV; lưu trữ hồ sơ sổ sách; tình trạng sách, báo, tài liệu và cơ sở vật chất; số lượng HS lên TV, số lượt mượn sách, số lượt đọc sách; công tác phục vụ bạn đọc; đo mức độ hài lòng của bạn đọc; tiết học TV…
+ Các phương pháp kiểm tra: Dự giờ, nghe báo cáo; quan sát; nghiên cứu sản phẩm; phiếu hỏi; phỏng vấn. Trong đó, cán bộ QL chú ý thu thông tin ngược từ phía bạn đọc (Giáo viên và HS) để đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong công tác kiểm tra, đánh giá.
Hiệu trưởng cần khuyến khích ý thức tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động của nhân viên TV.
Hiệu trưởng yêu cần duy trì chế độ báo cáo thường xuyên đối với cán bộ QL phụ trách và nhân viên TV. Hiệu trưởng tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng. Tuyên dương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong các phong trào, hoạt động TV nhằm nhân rộng phong trào đọc sách và các hoạt động TV của nhà trường. Chẳng hạn như: TV sẽ kiểm tra sổ mượn sách của HS vào cuối tháng; theo dõi và thống kê tình hình đọc - mượn - trả tài liệu của từng lớp, từng HS; kiểm tra chất lượng đọc sách của HS để tổng kết, thống kê phát hiện ra tập thể lớp và cá nhân HS có số lượt đọc sách nhiều nhất để trao thưởng; cá nhân, tập thể lớp ủng hộ sách nhiều nhất; cá nhân, tập thể lớp đạt giải cao trong các cuộc thi do TV nhà trường phát động,…
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, thường xuyên công tác kiểm tra hoạt động thường xuyên, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Đội ngũ cán bộ kiểm tra cần được tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra. Công tác thi đua khen thưởng cần đảm bảo hài hòa về vật chất và tinh thần. Hoạt động kiểm tra đánh giá cần được thực hiện xuyên suốt trong quá trình QL hoạt động giáo dục văn hóa đọc. Tuy nhiên, nhà quản lí cần lựa chọn thời điểm kiểm tra, đánh giá phù hợp để đảm bảo kết quả. Tuyệt đối không gây áp lực cho đội ngũ và học sinh; qua kiểm tra giúp cho đồng nghiệp tiến bộ hơn, giúp cho học sinh hứng thú hơn, đặt biệc là nâng cao vai trò của việc thực hiện văn hóa đọc trong nhà trường.