Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 28 - 29)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2. Các khái niệm chính liên quan đến đề tài

1.2.4. Quản lý giáo dục

QLGD trên cơ sở quản lý Nhà trường là một phương hướng cải tiến QLGD theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý Nhà trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản lý trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến Nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được q trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái chất lượng mới về chất” [31].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của Nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [21].

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo. Hiểu một cách cụ thể là:

của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý;

- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia các hoạt động giáo dục của Nhà trường để đạt mục đích đã định.

Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh.

Tóm lại, “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật

của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)