Chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 25 - 26)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2. Các khái niệm chính liên quan đến đề tài

1.2.2. Chất lượng đào tạo

Hiện nay quan điểm về chất lượng đào tạo đại học được chia làm 3 nhóm: (1) Chất lượng đào tạo đại học dưới quan điểm người học; (2) Chất lượng đào tạo dưới quan điểm nhà quản lý giáo dục; (3) Chất lượng đào tạo dưới quan điểm của người sử dụng lao động. Tùy vào cách tiếp cận vấn đề của các nhà nghiên cứu mà khái niệm về chất lượng đào tạo hay chất lượng giáo dục có nhiều khái niệm khác nhau.

Theo Glen A.J. (1998), Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”; Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”; Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”; Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”; Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng”; Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán” [49].

Theo Tổ chức Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học quốc tế (INQAAHE – International Network of Quality Assurance Agencies in Higher Education), đã đưa ra 2 định nghĩa về chất lượng giáo dục đại học là: “Tuân theo các chuẩn qui định” và “Đạt được các mục tiêu đề ra” [65].

Theo thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD-ĐT: “Chất lượng giáo dục là khi mọi hoạt động trong Nhà trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghĩa là từ mọi cấp quản lý trong trường, mọi hệ đào tạo (chính quy tại chức, văn bằng 2, ... ), mọi CTĐT (Cao đẳng, đại học, sau đại học, .. ) đến các dịch vụ SV, dịch vụ cộng đồng..., tất cả đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng” [4].

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính: “CLĐT được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục – đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu đến kết thúc của q trình đó” [13].

Theo tác giả Trần Khánh Đức: “CLĐT là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể” [17].

Với các khái niệm nêu trên, chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng là những thuật ngữ, khái niệm cơ bản được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau.

CLĐT thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành CTĐT. Năng lực này bao gồm 4 thành tố sau:

- Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo; - Kỹ năng, kỹ xảo thực hành được đào tạo;

- Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo; - Phẩm chất đạo đức được đào tạo.

CLĐT được xem xét trong từng bối cảnh cụ thể của hệ thống chủ trương, đường lối, chính sách, quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

Theo thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của CSGD, đáp ứng các yêu cầu của luật giáo dục, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục và luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển KT-XH của địa phương và cả nước [4].

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)