Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 84 - 86)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Khi đề xuất biện pháp phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo và nội dung, CTĐT, điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác đào tạo. Từ đó đề xuất đúng đắn các biện pháp, và như vậy mới đảm bảo tính thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn trong cơng tác QLCL đào tạo tại Trường Đại học Bình Dương phải thể hiện được sự cụ thể, khác biệt so với các biện pháp đối với các trường đại học khác trong khu vực và trên cả nước.

Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động giảng dạy của GV và học tập của SV, việc tiếp thu ở trên lớp của SV, chương trình giảng dạy trên cơ sở thực tế để xác định cần phải đề xuất biện pháp nào cho phù hợp với thực tiễn.

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính thực tiễn cần được dựa trên cơ sở thực hiện việc khảo sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn đối với giảng viên và SV cũng như gia đình và xã hội về thực trạng vấn đề này để từ đó đề xuất biện pháp mang tính thực tiễn cao.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện

Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cùng chất lượng hoạt động dạy học của đội ngũ GV giảng dạy nói riêng; đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ CBQL của Nhà trường. Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, tránh chủ quan phiến diện một chiều.

Bên cạnh đó, nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự tồn diện về các mặt của quá trình quản lý giáo dục, cần có sự đánh giá tồn diện, khách quan tình hình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cũng như tình hình phát triển Giáo dục – Đào tạo và Khoa học – Công nghệ, khẳng định những thành tựu, kết quả đạt được, chỉ ra những bất cập, hạn chế, yếu kém còn tồn tại.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên các luận cứ khoa học, đáp ứng với

nhu cầu thực tế đảm bảo tính khả thi cao.

Tính khả thi trong quá trình quản lý đào tạo là động lực mạnh mẽ đối với nhà quản lý. Nếu không đảm bảo được tính khả thi thì khơng có sự thống nhất về mục đích và hành động. Ngun tắc này địi hỏi q trình đề ra các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi, tức là các biện pháp đó có khả năng áp dụng thực tiễn mang lại hiệu quả cao. Quá trình tổ chức phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang địi hỏi khơng thể có tình trạng đề ra các biện pháp mang tính hình thức hoặc theo cảm tính, thiếu tính lý luận, áp dụng thực tiễn một cách cứng nhắc, rập khn máy móc.

Ngun tắc đảm bảo tính khả thi thể hiện các biện pháp đó có thể đưa vào thực tiễn áp dụng một cách thuận lợi vì nó đảm bảo điều kiện cần và đủ do đó sẽ tạo hiệu quả như mong muốn. Nguyên tắc này còn thể hiện ở chỗ các biện pháp đưa ra đều dựa vào tình hình thực tiễn vì thực tiễn là chân lý cho nên nó sẽ đạt được tính khả thi cao.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ln thể hiện biện pháp đó phải góp phần nâng cao CLĐT, có khả năng tạo ra sự thay đổi về lượng và chất của quá trình này và khả năng đảm bảo các biện pháp đó đi vào cuộc sống. Điều đó nói lên rằng các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế trên cơ sở lý thuyết vận dụng vào thực tiễn trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khắc nghiệt.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này được thể hiện là các biện pháp được đề xuất phải mang tính nhất quán, tính thống nhất cùng hướng tới mục tiêu chung và thể hiện mối quan hệ gắn chặt các biện pháp với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện. Các biện pháp phải luôn bổ sung tác động qua lại với nhau, biện pháp trước làm nền tảng cho biện pháp sau, biện pháp sau làm cơ sở cho biện pháp trước.

Tất cả các biện pháp đề xuất phải nhằm thực hiện một mực tiêu là không ngừng nâng cao CLQL đào tạo. Đảm bảo tính hệ thống tức là các biện pháp này đều nằm trong một quỹ đạo quản lý chất lượng đào tạo và nó được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ có tính biện chứng và ln thể hiện sự bền vững của nó. Do đó đảm bảo tính hệ thống là một u cầu có tính ngun tắc mà bất cứ các biện pháp nào cũng phải tuân thủ đáp ứng.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả của các biện pháp luôn thể hiện rằng, biện pháp đó đã tạo ra sự thay đổi cả nội dung và hình thức. Tính hiệu quả phải cịn được thể hiện ở chỗ đó là các biện pháp được hiện thực hóa trong q trình QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả được hiểu là các biện pháp đề ra phải được thực hiện một các có khoa học thể hiện tính chính xác tính khả thi, tính kinh tế. Tức là

q trình thực hiện các biện pháp chi phí của nó giảm, nhưng hiệu lực hiệu quả cao. Tính hiệu quả cịn thể hiện trình độ nhận thức của sinh viên cũng được nâng lên để ngày càng đáp ứng yêu cầu của ngành nghề mà họ đang học.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)