1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề
3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đạ
3.2.3. Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội
a. Ý nghĩa
Một trường học có thể gọi là QLCL thành cơng là khi Nhà trường có thể đào tạo ra những sinh viên có chất lương cao hơn hay những sản phẩm nghiên cứu và dịch vụ phục vụ cộng đồng tốt hơn đối thủ cạnh tranh và được thực hiện ở một mức chi phí tương đương nhau. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào chương trình đào tạo, chương
trình đáp ứng được sự hài lịng của các bên liên quan về chất lượng.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng.
b. Nội dung
Mục tiêu đào tạo phải phản ánh hoặc xuất phát từ sứ mệnh, tầm nhìn hay mục tiêu phát triển dài hạn của Nhà trường. CTĐT phải phù hợp với đòi hỏi và nhu cầu của các đối tượng liên quan (SV, CBQL, GV và đơn vị sử dụng lao động, …).
CTĐT chỉ rõ sự cân bằng giữa nội dung kiến thức chung, kiến thức chun mơn và các kỹ năng mềm. Chương trình cần được phát triển theo hướng thu hút, gây hứng thú cho nhiều sinh viên tham gia. Bên cạnh đó, CTĐT cần thiết kế đa dạng các chuyên ngành, chủ đề được tích hợp và tăng cường các học phần tự chọn khác.
Chương trình nội dung đào tạo liên quan trực tiếp đến quá trình làm việc của người giảng viên và người học khi lên lớp, ảnh hưởng đến cả phương pháp giảng dạy của GV và khả năng tiếp thu của SV. Một CTĐT có nội dung tốt sẽ góp phần tích cực, giúp nhà trường gặt hái thành công trong đào tạo, được xã hội công nhật. Các tiêu chuẩn năng lực thực hiện phải là cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu, chương trình nội dung đào tạo cho ngành nghề đào tạo tương ứng.
Một chương trình đào tạo khoa học, thực tiễn, hiện đại sẽ giúp sinh viên nắm bắt kiến thức một các sinh động và bổ ích, theo một trình tự hợp lý, trong một khoảng thời gian vừa phải. Bên cạnh đó, cần nêu rõ các năng lực của người học sau khi tốt nghiệp. Mỗi học phần nên được thiết kế và chỉ ra kết quả đạt được. Trong đó xác định chuẩn đầu ra và cung cấp cho các kết quả học tập dự kiến như:
- Kiến thức và sự hiểu biết của sinh viên sau khi hoàn thành CTĐT.
- Các kỹ năng chính như giao tiếp, soạn thảo văn bản, tư duy phản biện, làm việc nhóm, ứng dụng tin học và quản lý thời gian.
- Các kỹ năng thực hành nghề nghiệp như hành nghề luật sư, cơng chứng viên, thư ký phiên tịa, …
Cấu trúc CTĐT chỉ ra được phạm vi, chiều sâu, sự gắn kết và tổ chức các học phần. Định kỳ xem xét và đánh giá mức độ hiệu quả của CTĐT và có kế hoạch điều chỉnh sau khoảng thời gian thực hiện (khóa học).
CTĐT cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp khả năng nghiên cứu, phát triển nhân cách, thái độ học tập và đủ năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải được trang bị các kỹ năng liên quan, kỹ năng quản lý và hướng vào thị trường việc làm, có thể phát triển sự nghiệp của mình.
học phần thường xuyên bao gồm tất cả các bên liên quan (CBQL, GV, đơn vị sử dụng lao động, SV và cựu SV, …).
c. Tổ chức thực hiện
Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, sứ mệnh, tầm nhìn hay mục tiêu phát triển dài hạn của Nhà trường. Tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.
Trong quá trình xây dựng CTĐT cần tham khảo nội dung chương trình đào tạo tương ứng của các trường đại học lớn, uy tín trong khu vực (Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học, Đại học Kinh Tế Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM; Đại học Cần Thơ, …). Nhóm GV kinh nghiệm trong và ngồi trường tham gia, huy động nguồn lực cho hoạt động, thử nghiệm, tập huấn chương trình… Trách nhiệm quản lý trực tiếp ở đây là Khoa, Bộ mơn, phịng Đào tạo, … và người đứng đầu Nhà trường là Hiệu trưởng và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
Căn cứ kết quả khảo sát và nhu cầu cầu thực tế của xã hội, chương trình đào tạo thiết kế gắn với thực tế. Để sinh viên Luật kinh tế sau khi ra trường có kiến thức vững về kinh tế, chính trị, pháp luật và sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, trước hết cần cải tiến chương trình đào tạo.
Ngồi ra, để giúp sinh viên có cơ hội tìm việc và khẳng định bản thân trong công việc, trước hết sinh viên cần được đào tạo kỹ năng mềm và rèn luyện tư duy kết hợp với những trải nghiệm thực tế. Đối với sinh viên ngành Luật kinh tế nói riêng và sinh viên Trường Đại học Bình Dương nói chung, việc đào tạo về kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,... cần được biên soạn để trở thành môn học cơ bản nhất đưa vào nội dung của chương trình học chính khố với thời lượng ít nhất 2 tín chỉ.
Sự điều chỉnh này cần được thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế của chính người học và người sử dụng nhân lực. Cả hai nhóm đối tượng này đều có chung một điểm là cần có được những kiến thức, kỹ năng thực tế hơn cho nhu cầu công việc.
Quá trình điều chỉnh chương trình đào tạo nên được thực hiện như sau:
sinh viên được học tập, có nhiều thời gian nghiên cứu sâu các học phần chuyên môn. - Thứ hai là giảm bớt các học phần mang tính lý thuyết, sinh viên có thể tự nghiên cứu tích luỹ và những học phần chưa thực sự cần thiết cho nhu cầu công việc của sinh viên sau khi ra trường.
- Thứ ba là bổ sung vào chương trình học phần đào tạo kỹ năng mềm mới như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, … để giúp sinh viên có đầy đủ bản lĩnh khi ra trường làm việc và cung đáp ứng được mong muốn của hầu hết các nhà tuyển dụng đối với nguồn nhân lực này.
- Thứ tư tăng cường thiết lập những quan hệ với một số trường Đại học, Cao đẳng trên thế giới nhằm tăng cường chất lượng đào tạo và trao đổi giảng viên, sinh viên, học viên.