Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, Giảng viên và sinh viên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 86 - 88)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đạ

3.2.1. Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, Giảng viên và sinh viên ngành

Luật kinh tế về quản lý chất lượng đào tạo.

a. Ý nghĩa

Nâng cao nhận thức về QLCL cho đội ngũ CBQL, giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý thực hiện mục tiêu của Nhà trường, của khoa. Đội ngũ CBQL, GV và SV là những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng này có nhận thức và thái độ đúng đắn về tầm quan trọng của chất lượng đào tạo đối với Trường Đại học Bình Dương nói chung và khoa Luật kinh tế nói riêng.

b. Nội dung thực hiện

Nhận thức là yếu tố đầu tiên của mọi q trình hành động, có ý nghĩa quyết định sự thành cơng của cơng việc. Nhận thức là một q trình thu nhận, tích lũy những hiểu biết về sự vật hiện tượng của thế giới khác quan vào não. Nhận thức có vai trị định hướng cho con người trong suy nghĩ, hành động. Nó có tác dụng điều chỉnh thái độ và hành vi của con người.

Nâng cao nhận thức về QLCL đào tạo là yếu tố quyết định cho sự thành công của khoa. Mỗi CBGV phải luôn ý thức được tầm nhìn, vai trị, vị trí của mình trong q trình tham gia quản lý và đào tạo. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác, chia sẽ thông tin, giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề chuyên môn…

Việc thực hiện nâng cao nhận thức CLĐT giúp đội ngũ CBQL nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo ngành Luật kinh tế để thực hiện việc điều hành công tác quản lý, đào tạo theo đúng mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người. CBQL đóng vai trị tổ chức hoạt động đúng hướng, khuyến khích họ làm việc và có trách nhiệm với công việc được đảm nhận. Bên cạnh đó, CBQL cần tạo điều kiện để cán bộ và GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên tinh thần đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đó, giúp đội ngũ GV nhận thức đúng đắn về mục tiêu đào tạo ngành Luật kinh tế để họ có thái độ và hành động tích cực trong cơng tác giảng dạy, nêu cao tinh thần tự giác trong thực hiện các nhiệm vụ về chun mơn, tìm hiểu về các văn bản quy định, quy chế của Bộ GD&ĐT, của Nhà trường. Chủ động trong việc tìm tịi, nghiên cứu và đầu tư chất xám vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trau

dồi phẩm chất của người giảng viên.

Ngoài ra, giúp người học nhận thức đúng đắn về mục tiêu của quá trình đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành Luật kinh tế, giúp họ có thái độ học tập nghiêm túc, đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của GV.

Tăng cường quản lý các công tác quản lý giữa Nhà trường – gia đình – xã hội, giữa khoa với tổ bộ môn, cố vấn học tập, các tổ chức đoàn thể về QLCL đào tạo nhằm tạo môi trường lành mạnh trong giáo dục, ngăn chặn các tiêu cực trong học đường, thiết lập môi trường kỷ cương nề nếp.

c. Tổ chức thực hiện

Trên cơ sở kế hoạch của Nhà trường, phương hướng, nhiệm vụ của khoa, của ngành Luật kinh tế. Lãnh đạo khoa xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho tồn thể CBGV, SV về vai trị, vị trí của chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

- Đối với CBQL, GV:

+ Tổ chức học tập, bồi dưỡng quán triệt Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc nâng cao chất lượng đào tạo; triển khai, quán triệt nội dung về việc duy trì chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đã được công nhận và tiếp tục chuẩn bị cho công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành theo thông tư Số: 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 về việc ban hành quy chế về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Đối với GVTG, cần tổ chức các buổi họp mặt, nói chuyện chuyên đề, hội thảo về nâng cao CLĐT cũng như QLCL đào tạo.

+ Phổ biến nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về mục tiêu, phương hướng đào tạo, thực hiện nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đang công tác giúp họ nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ để có đủ năng lực hành nghề, thích ứng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay.

+ Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học để các giảng viên trong khoa có cơ hội học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học về QLCL với các đơn vị khác trong và ngồi trường.

+ Có kế hoạch cho CBGV đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các đơn vị khác để nâng cao nhận thức về QLCL đào tạo.

+ Việc nâng cao nhận thức phải gắn liền với thực tiễn, cụ thể đó là từ nhận thức đến hành động. Khoa Luật học phân công cụ thể cho từng CBQL, GV trên cơ sở nhấn mạnh ý nghĩa, vị trí, vai trị của từng cơng việc, đảm bảo mỗi người xác định trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao.

- Đối với sinh viên

+ Nâng cao nhận thức cho sinh viên về việc học tập và rèn luyện, giúp sinh viên

nắm rõ các quy trình liên quan đến nhiệm vụ của mình. Sinh viên là người đóng vai trị chủ yếu trong nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo. Quán triệt giúp cho sinh viên hiểu được trách nhiệm, nhiệm vụ trong suốt thời gian học tập tại khoa.

+ Phổ biến cho SV hiểu rõ mục tiêu đào tạo của ngành Luật kinh tế là đào tạo những cử nhân Luật kinh tế có phẩm chất đạo đức, có những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp về: Luật sở hữu trí tuệ; Pháp luật kinh doanh bất động sản; Luật đầu tư; Pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Pháp luật về quản lý thuế và các loại thuế; Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng; Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động; Luật thương mại quốc tế; Pháp luật về hải quan và HĐ xuất nhập khẩu … Ngành Luật kinh tế trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hầu hết các luật, trong đó tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề kinh tế.

+ Phổ biến cho SV kịp thời các chủ trương chính sách về cơng tác đào tạo ngành Luật kinh tế.

+ Tổ chức học tập nội quy, quy chế cho SV trước và trong quá trình học, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của SV. Kịp thời nhắc nhỡ, giúp đỡ để giúp SV tự rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt CTĐT.

+ Tổ chức cho SV tham quan, học tập thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp để SV hiểu rõ hơn về ngành nghề đang theo học, nhận thức thực tế về công việc đồng thời nâng cao nhận thức về CTĐT với mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học bình dương 1 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)